Ngư Dân Quảng Ngãi Bội Thu Cá Nục

Dù đã cuối mùa khai thác cá nục, nhưng mấy ngày nay nhiều ngư dân hai xã Bình Thạnh và Bình Đông (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) liên tục trúng đậm cá nục suông.
Những chiếc tàu công suất 300 CV, sáng đi chiều về mỗi tàu đánh bắt từ 7-10 tấn cá nục, thậm chí có tàu đạt 10-15 tấn. Bình quân mỗi ngày có hơn 100 tấn cá nục suông cập bờ. Các ngư dân này chủ yếu đánh bắt ở ngư trường tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ hơn 50 hải lý.
Lý giải cho sự bất thường này, ông Trần Thanh Đạt (ở xã Bình Thạnh) - người có thâm niên hơn 20 năm đi biển, cho biết: “Cá nục nhiều là do luồng cá từ Hoàng Sa theo luồng nước biển về đây cộng với thời tiết thuận lợi”.
Vừa cập bến lúc 12 giờ trưa, với hơn 12 tấn cá trong khoang, anh Nguyễn Như Hảo (ở xã Bình Đông) chủ tàu cá QNg 90261 chia sẻ: “Tàu tôi xuất bến lúc 12h đêm qua, vừa ra gặp trúng luồng nên anh em đánh lưới mãi đến gần trưa mới xong. Bây giờ, tranh thủ bỏ cá cho bạn hàng rồi chuẩn bị đá, dầu và lương thực đi tiếp”.
Cảng cá tàu ghe ra vào tấp nập, những xe cá đông lạnh xếp hàng dài cùng dòng người gánh bê hối hả cho chủ tàu kịp đi chuyến mới. Cá nục tại bến được các đầu nậu thu mua với giá rất cao từ 15-20 ngàn đồng/1kg, trừ chi phí mỗi chuyến đi chủ tàu thu về gần 100 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Các kết quả nghiên cứu của ngành chăn nuôi cho thấy: khác với những loài ăn thịt, ăn tạp dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ, tổ ong, lá sách, múi khế) để phù hợp với sự tiêu hóa thức ăn có nhiều chất thô xơ như cỏ, rơm, xác thực vật…

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.

Thực tế hiện nay, sự sụt giảm về giá cả, hoành hành của sâu bệnh khiến năng suất mì giảm, hiệu quả đầu tư của bà con bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, trồng mì theo mô hình trên địa bàn lại mang đến những kết quả bất ngờ.

Nếu được chăm bón đầy đủ, hồng xiêm cho năng suất rất cao (có thể có đạt năng suất từ 30 - 40 tấn quả/ha). Giá của chúng lại chưa bao giờ rẻ. Vậy, sao ta chưa trồng hồng xiêm?

Tuy nhiên trong điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước, việc phân lập cũng như nuôi cấy virus này đang gặp khó khăn. Đồng thời với việc tiếp tục phân tích trong nước, các mẫu bệnh phẩm đã được gửi phân tích tại nước ngoài. Cũng theo tổ công tác , 2 chuyên gia hàng đầu về bệnh thủy sản của Tổ chức Y tế thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam cùng tham gia quá trình phân tích, chẩn đoán. Mục tiêu tìm ra nguyên nhân khiến tôm hùm lồng chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh tôm sữa có thể sẽ được giải tỏa trước cuối tháng 11 năm nay.