Sẽ Không Còn Rau Quả Độc Hại Từ Trung Quốc Tuồn Về Việt Nam?

Từ 1/1/2015, tất cả các loại mặt hàng rau quả bắt buộc phải được phân tích mức độ nguy hại trước khi được tiêu thụ ở Việt Nam.
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT. Theo thông tư này, bắt đầu từ 1/1/2015 một số dạng vật thể muốn được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải phân tích nguy cơ dịch hại. Cụ thể gồm: cây và các bộ phận còn sống của cây, củ, quả tươi, cỏ và hạt cỏ, sinh vật, thực vật nhập khẩu…
Trong trường hợp, các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ NN&PTNN quyết định.
Theo đó, việc nhập khẩu rau, củ , quả phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của Thông tư.
Ông Lương Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, mặt hàng rau quả trong danh mục đã được quy định rất rõ nếu đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư hiệu lực mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật để phân tích nguy cơ dịch hại.
Như vậy, đối với mặt hàng rau, củ, quả muốn được nhập khẩu và tiêu thụ được ở Việt Nam thì buộc phải tham gia kiểm dịch mức độ nguy hại.
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với các quy định mới trong Thông tư cũng như khả năng cứu vãn tình trạng rau quả Trung Quốc độc hại tuồn về Việt Nam sau đó được “khoác” đủ các tem mác của Mỹ, NewZealand để tiêu thụ…
Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, Việt Nam là nước nhập khẩu rau quả lớn. Trong tháng 8 Việt Nam nhập khẩu rau quả đạt xấp xỉ 50 triệu USD.
Về thị trường nhập khẩu lớn, Thái Lan đã trở thành quốc gia Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất với kim ngạch tháng 8 là 19,7 triệu USD, tính trong 8 tháng đầu năm 2014 nhập khẩu rau quả từ Thái Lan lên tới 125,1 triệu USD. Nhập khẩu rau quả từ Mỹ trong tháng 8 đạt 5,27 triệu USD, 8 tháng đầu năm đạt gần 37 triệu USD.
Riêng với thị trường Trung Quốc, từ nước Việt Nam nhập khẩu rau quả lớn nhất nay giảm xuống vị trí thứ 2 sau Thái Lan. Trong tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu xấp xỉ 12,9 triệu USD, lũy kế 8 tháng đầu năm gần 84 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.