Nhập Khẩu Phân Bón Từ Trung Quốc Giảm Mạnh

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này.
Theo số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, lượng phân bón nhập từ Trung Quốc vào nước ta đã giảm mạnh.
Cụ thể, trong tháng 8/2014 , khối lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 397 nghìn tấn với giá trị 118 triệu USD. Tính trong 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập khoảng 2,57 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt 806 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và 28,6% về giá trị so với cùng kỳ 2013.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 125 nghìn tấn với giá trị 38 triệu USD, giảm 70,2% vềlượng và giảm 73,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; phân SA ước đạt 696 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu 94 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm mạnh 32,6% về giá trị.
Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm 47,9% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc 8 tháng đã giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Các chuyên gia cho rằng, việc giảm lượng và giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc do chính sách tăng thuế nhập khẩu phân bón đã phần nào khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất. Số lượng, chất lượng phân bón đã,đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường trong nước với giá thành cạnh tranh.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.