Ngư Dân Phú Quốc Trúng Mùa Cá Cơm

Sáng 21-10, tại cảng An Thới, huyện Phú Quốc, Kiên Giang, nhiều tàu đánh của ngư dân cập bến, tàu nào cũng đầy ắp cá cơm.
Khoảng gần nửa tháng nay, ngư dân Phú Quốc được mùa cá cơm, trong khi đó giá thu mua ổn định giúp ngư dân thu lãi hàng trăm triệu đồng một chuyến.
Tàu vừa cập bến, hàng chục chiếc xe tải chờ sẵn để vận chuyển. Ngay sau đó, cá cơm lập tức được đưa lên bờ và tiến hành cân ngay tại chỗ để kịp vận chuyển đến các nhà thùng trong huyện.
Ông Nguyễn Văn Nam - ngụ tại khu phố 1, thị trấn An Thới - cho biết: “Năm nay cá cơm có sớm, mới chuyển bấc được hơn 10 ngày đã có cá cơm. Mỗi chuyến ra khơi khoảng 1 tuần, mỗi tàu đánh được khoảng 10 tấn. Với giá giao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, mỗi chuyến ngư dân thu được hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 80 triệu đồng”.
Bên cạnh những tàu đánh cá dài ngày, muối cá ngay ngoài biển để bán cho các nhà thùng thì một số tàu chọn phương thức đánh bắt ngắn ngày, cá không qua ướp muối để bán cho các trại sấy cá cơm khô.
Do cá cơm đang vào mùa nên không xảy ra việc thương lái thu mua với giá cao khiến các nhà thùng lao đao như những năm trước. Mặc khác, do cảnh giác với thủ đoạn của thương lái Trung Quốc như vụ thu mua con banh lông nên ngư dân không mặn mà bán cá cơm cho họ.
Ông Nguyễn Minh Trực - trưởng phòng kinh tế huyện Phú Quốc - cho biết: “Hy vọng vụ mùa cá cơm năm nay sẽ kéo dài để ngư dân có nguồn thu nhập cao, ổn định tình hình sản xuất nước mắm trên địa bàn huyện”.
Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa thường nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức thả tự do, ban ngày gà tự đi kiếm ăn, đêm đến thì gà ngủ trên cây, gà chậm lớn, hay mắc bệnh, tỷ lệ chết cao, dẫn đến hiệu quả thấp.

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.