Tiêu Hủy Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N6 Ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 1.000 con vịt bị nhiễm cúm A/H5N6 trên địa bàn.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thành phố Quảng Ngãi tiến hành tiêu hủy toàn bộ 1.000 con vịt bị nhiễm cúm A/H5N6 của hộ ông Bùi Văn Hà, ở đội 6, thôn Đoàn Kết, xã Tịnh Ấn Đông thành phố Quảng Ngãi.
Đàn vịt của ông Hà nuôi hơn 40 ngày tuổi và được tiêm phòng vaccine theo đúng quy định. Tuy nhiên, ngày 10/9 vừa qua, ông Hà phát hiện có hàng chục con vịt chết không rõ nguyên nhân.
Trước tình hình trên, ông Hà đã trình báo với trạm thú y thành phố, cán bộ trạm thú y thành phố xuống trại vịt lấy mẫu gửi xét nghiệm đã cho kết quả đàn vịt bị nhiễm virus cúm A/H5N6. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thành phố đã phối hợp với Chi cục thú y tỉnh tiến hành tiêu hủy toàn bộ 1.000 con vịt ở đây.
Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng khô hạn dẫn đến nguy cơ thiếu nước tưới cho các vùng sản xuất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích trồng lúa thiếu nước kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn, đặc biệt là cây bắp.

Sâm Ngọc Linh mọc chủ yếu trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc xã Trà Linh huyện Nam Trà My ở độ cao 1.200 - 2.100m. Đây là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm nên sau 5 năm trồng và chăm sóc cho lợi nhuận hơn 30 tỷ đồng/ha. Vì thế, đây là cây thoát nghèo của người dân địa phương.

Vụ hè thu 2015, huyện Phước Sơn tổ chức sản xuất trên khoảng 40% diện tích so với tổng diện tích đông xuân 2014 - 2015. Tuy không bị áp lực cao bởi nắng hạn do vụ hè thu thường xuất hiện mưa dông, song do quản lý vận hành một số công trình thủy lợi, hồ chứa chưa tốt đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, bên cạnh việc các hợp tác xã (HTX) phát huy vai trò “bà đỡ” thì nông dân nhiều địa phương cũng rất năng động liên kết với doanh nghiệp nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.