Ngư Dân Mỹ An Trúng Tôm Hùm Giống

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.
Loại tôm này tiêu thụ với giá cao hơn so với tôm xanh, tôm dài và tôm trắng. Từ đầu vụ, tôm sao có giá trên 350 ngàn đồng/con, hiện nay rớt còn 220 ngàn đồng/con. Tuy vậy, với giá này, người khai thác THG từ đầu vụ đến nay vẫn trúng to.
Ông Phan Văn Luận, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Xuân Thạnh của xã Mỹ An, cho biết: Toàn thôn có 457 hộ thì đã có 130 hộ tham gia đánh bắt THG. Nhiều hộ sau một ngày đêm thả lưới bắt tôm, trừ chi phí xong còn thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng, không ít hộ thu cao từ 15 - 20 triệu đồng trở lên.
Nghề khai thác, đánh bắt THG đầu tư chi phí không cao, nhất là đóng ghe, thúng và ngư lưới cụ chưa tới 30 triệu đồng, chỉ cần trúng thì một vài hôm đánh bắt đã lấy lại vốn, còn có thu nhập cao, nên nhiều hộ đầu tư vốn đóng ghe, thúng tham gia đánh bắt THG.
Theo ông Hồ Thanh Hiệp, Chủ tịch UBND xã Mỹ An, hơn 2 tháng qua, gần 400 hộ ngư dân ở 3 xã biển Xuân Thạnh, Xuân Thạnh Nam và Xuân Bình với hơn 135 thúng gắn máy đã tập trung đánh bắt THG, thu nhập rất cao. Hộ có phương tiện trừ chi phí thu lãi 50 - 70 triệu đồng, không ít hộ thu lãi cả trăm triệu đồng, người đi công bình quân thu nhập trên chục triệu đồng/tháng, toàn xã có tổng thu nhập hàng tỉ đồng từ THG.
Biển càng động thì mật độ THG vào bờ càng dày. Hiện nay, ngư dân trong xã tiếp tục đầu tư đóng ghe, thúng, trang bị ngư lưới cụ để khai thác THG.
Có thể bạn quan tâm

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...

Với 32km bờ biển, 81 nghìn ha bãi bồi ven biển và gần 4.000ha đất ngập triều, những năm qua, huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tập trung phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn” của huyện, trọng tâm là phát triển lực lượng khai thác xa bờ, xây dựng hạ tầng dịch vụ nghề cá và phát triển nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện.

“Hơn chục năm trước, có nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng mình có thể tạo lập được cơ ngơi như ngày hôm nay. Nhiều người nói việc làm kinh tế của gia đình tôi giống như truyện cổ tích cũng không ngoa”.

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.

Ông Huỳnh Quang Hưng – Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc – cho biết hiện nay nguồn cá cơm nguyên liệu trên địa bàn huyện đang rất khan hiếm do thương lái từ nhiều nơi tăng cường thu gom. Giá cá cơm nguyên liệu đã đội lên gấp đôi, hiện dao động trong khoảng từ 13 – 18.000đ/kg.