Tiếp Vốn Người Nuôi Cá

Với 500 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN cho vay để thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt, nhiều hộ nuôi cá ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đã đầu tư mua con giống, mở rộng ao nuôi...
Phong trào nuôi cá nước ngọt ở xã Phú Lộc đã có cách đây hơn 10 năm. Tuy nhiên, do giá cá giống, chi phí mua thức ăn leo thang; mặt khác sau mỗi vụ nuôi phải cải tạo lại ao nên nhiều hộ vốn hạn hẹp, đang trong tình trạng nuôi cầm chừng.
Vốn đến đúng lúc
Là một trong những hộ nuôi cá nước ngọt đầu tiên ở Phú Lộc, có nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng vài năm trở lại đây do thiếu vốn đầu tư nên anh Lường Văn Tuyến (thôn Trước), đứng trước nguy cơ để treo 0,5ha.
Anh Tuyến chia sẻ: “Mấy năm trở lại đây, gia đình tôi nuôi cá hầu như không có lãi. Với các loại cá truyền thống thả nuôi như chép, trắm, trôi... tiền đầu tư cũng phải 200-300 triệu đồng. Chi phí thức ăn cho cá ngày một tăng nên lời lãi chẳng được bao nhiêu”.
Để có tiền duy trì ao cá, anh nuôi chim bồ câu. Vì theo anh Tuyến, nuôi chim bồ câu số vốn bỏ ra không nhiều mà thu nhập cũng đáng kể. “Đang lúc vướng mắc thì tháng 3.2012 tôi được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng. Có thêm vốn, tôi sửa sang lại bờ bao quanh ao, mua thêm thức ăn “vỗ béo” cho đàn cá”. Được tiếp vốn, năng suất cá của gia đình anh tăng lên đáng kể, theo đó tiền bán cá cũng tăng theo. Tiền bán cá, anh đầu tư thêm nuôi lợn, vừa để bán, vừa lấy phân nuôi cá. Năm 2013, thu từ cá, lợn trên 70 triệu đồng; dự kiến năm nay sẽ cao hơn.
Bình xét công khai
Ông Trịnh Công Kiều - cán bộ phụ trách Quỹ HTND Hội ND huyện Hậu Lộc cho biết: “Xã Phú Lộc có 434ha đất canh tác của xã thì 46,1ha nuôi cá nước ngọt. Đứng trước tình trạng nhiều ND có tâm lý bỏ ao vì thiếu vốn, nếu không kịp thời tiếp vốn e rằng nghề nuôi cá ở đây sẽ mai một. Sau khi Hội ND tỉnh triển khai kế hoạch cho vay vốn nguồn Quỹ HTND để phát triển sản xuất, chăn nuôi, Hội ND huyện chủ trương phân bổ vốn vay cho xã Phú Lộc để giúp các hộ có điều kiện duy trì và phát triển nghề nuôi cá”.
Ông Kiều cho hay: “Hiện tổng nguồn vốn từ Quỹ HTND của xã là 724 triệu đồng. Ngoài dự án 500 triệu của T.Ư Hội đầu tư nuôi cá nước ngọt ở xã Phú Lộc, số tiền còn lại chủ yếu đầu tư cho các hộ phát triển sản xuất rau màu ngắn ngày như ngô, khoai, lạc...
Cũng theo ông Kiều, để nguồn vốn sử dụng có hiệu quả, sau khi triển khai dự án, Hội ND huyện giao cho Hội ND xã bình xét các hộ ND đủ điều kiện vay vốn. Sau đó, lập ra các ban điều hành tiến hành giải ngân nguồn vốn. Đồng thời trong thời gian triển khai dự án, Hội ND sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát ở cơ sở, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, có như vậy ND mới tăng thu nhập.
Anh Nguyễn Văn Khoa, thôn Xuân Yên, được vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND chia sẻ: “Nếu cứ bám lấy 1ha nuôi cá không có lãi này thì gia đình tôi không biết lấy gì mà ăn. Tôi đang tính bỏ ao, thì may mắn được Quỹ HTND tiếp vốn kịp thời. Có vốn, tôi mua thức ăn cho cá, cải tạo ao nuôi... Cá sống khỏe thì mình cũng khỏe. Nhờ vậy thu nhập của gia đình tôi cũng tăng thêm đáng kể”.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình là dự án phát triển sản xuất thâm canh lúa nếp gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện năm 2009 - 2011; mô hình gieo trồng giống lúa (N ưu 838, N ưu 7), 2 giống ngô lai NK 4.300 và DK 9955 và một số mô hình của giống lúa, ngô khác đã được khảo nghiệm trong 4-5 năm trở lại đây…

Ông Phạm Trường Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đã thống nhất phê duyệt danh sách 40 ngư dân được vay vốn ngân hàng đợt 1 năm 2014 để đóng mới tàu cá theo chủ trương của Chính phủ. Đây là những ngư dân đầu tiên chuẩn bị được vay vốn theo Nghị định 67…

Theo đó, có 40 tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới tàu có công suất lớn để đánh bắt hải sản, trong đó có 37 tàu cá, 3 tàu dịch vụ hậu cần. Trong số đó có 15 tàu đóng mới bằng chất liệu vỏ thép, 2 chiếc bằng chất liệu vỏ composite, 23 chiếc bằng chất liệu vỏ gỗ.

Ngay sau khi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng kết thúc, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu bảo vệ tốt hơn 13 triệu ha rừng hiện có, cả nước sẽ trồng mới 2,6 triệu ha rừng và có Kết luận về việc thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh cũng đã có Quyết định thành lập Ban điều hành, Ban chỉ đạo thực hiện

Khảo sát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện Mộ Đức, UBND huyện cho biết đã phê duyệt 77 phương án bồi thường (PABT), hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 2.000ha của 4.896 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trên 239 tỷ đồng.