Ngôi Nhà Của Nông Dân Thành Đạt

Ngày 2.6, Hội nông dân (ND) tỉnh Hưng Yên đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” (CLB ND SXKD). Nhiều người kỳ vọng CLB sẽ là ngôi nhà chung, sân chơi bổ ích của những nhà nông thành đạt.
CLB quy tụ 45 ND SXKD giỏi cấp tỉnh và do Ban Thường vụ Hội ND tỉnh trực tiếp quản lý, chỉ đạo. Số thành viên CLB sẽ được xét chọn, bổ sung theo từng năm.
Có kiến thức, biết sáng tạo
Có doanh nhân, nhà khoa học, nhà quản lý thành đạt thì chúng tôi cũng phải phấn đấu trở thành ND thành đạt- đó là chia sẻ của lão nông Nguyễn Văn Mạnh, chủ trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô lớn thôn Đồng Quê, xã Mễ Sở (Văn Giang). Ông Mạnh lý giải, ND thành đạt ở góc độ dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong SXKD, đạt hiệu quả kinh tế, nuôi dạy con cái ăn học nên người và có điều kiện giúp đỡ cộng đồng…
Những chia sẻ của ông Mạnh được nhiều người đồng tình. Anh Nguyễn Văn Cảnh - chủ trang trại trồng nhãn lồng ở phường Lam Sơn, TP.Hưng Yên thổ lộ: “Thành công của ngày hôm nay là do tôi chịu khó học hỏi và tiếp tục phải học hỏi. Thiên nhiên có khắc nghiệt, nông nghiệp có rủi ro, nhưng kiến thức KHKT chuyên về cây nhãn, kỹ năng tay nghề giúp tôi hạn chế được những bất lợi của thiên nhiên. Ở nơi khác có thể mất mùa, nhưng 5-6 năm nay vườn nhãn nhà tôi toàn được mùa…”.
Trồng nhãn giỏi, có của ăn của để, không chỉ giúp anh Cảnh nuôi 3 đứa con ăn học, phương trưởng mà tạo điều kiện để anh nhiệt tình tham gia các họat động từ thiện xã hội, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ những người còn khó khăn.
Chúng tôi gặp lại anh Phạm Năng Thành, trồng và kinh doanh chuối tiêu hồng giỏi ở thôn Ninh Tập, xã Đại Tập (Khoái Châu) sau hơn 2 năm. Thành khoe: “Bây giờ trong nhà em chả còn gì để sắm. Em mới xây nhà và mua xe hơi hết gần 3 tỷ đồng…”.
Đầu tàu của phong trào
Theo bà Trần Thị Tuyết Hương, công tác tiếp nhận, cung cấp thông tin, tuyên truyền về các mô hình SXKD tốt phải được các thành viên CLB coi trọng. Hầu hết các thành viên đều là các chủ trang trại, đề nghị các thành viên CLB nên đặt mua dài hạn ấn phẩm Trang Trại Việt- cẩm nang dành riêng cho ND SXKD giỏi nói chung, các chủ trang trại nói riêng.
Các thành viên CLB NDSXKD giỏi mỗi người một hoàn cảnh, sản xuất, kinh doanh khác nhau, nhưng điểm chung dễ nhận ra là họ là đại diện cho thế mạnh nhất hiện nay của bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đó là mô hình chăn nuôi lợn, bò sữa, gà Đông Tảo, ba ba, trồng cam Canh, cam Vinh, nhãn lồng, chuối tiêu hồng…
Bà Trần Thị Tuyết Hương- Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên cho rằng, việc thành lập CLB NDSXKD giỏi để tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận, trao đổi, học hỏi kiến thức KHKT, thông tin, kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo mối liên kết giữa các thành viên, giữa các thành viên với cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ngoài việc giao lưu, các thành viên CLB phải là đầu tàu, hạt nhân nòng cốt trong phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn thư khiếu kiện với nội dung liên quan đến đền bù, hỗ trợ cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất. Người dân cho rằng khung giá mà Nhà nước đưa ra đối với một số loại cây trồng hiện nay là chưa thực sự phù hợp với giá trị thực tế trong từng giai đoạn.

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.