Ngô Lai PAC 339 Và PAC 999, Thành Quả Bất Ngờ

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.
Sau khi thử nghiệm đưa xuống trồng tại vụ xuân 2013, với quy mô 5ha, bước đầu đã cho thấy giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 đạt nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với giống ngô bình thường. Cả 2 loại giống này đều có thế lá đứng, góc lá hẹp, lá màu xanh đậm. Bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, khả năng chống hạn và chống đỗ rất tốt chịu thâm canh cao.
Đặc biệt, giống ngô này bắp ngô dài, lõi nhỏ, hạt rất sâu. Giống PAC 999 super có hạt dạng bán đá, giống PAC 339 hạt dạng bán răng cưa, hạt màu vàng cam đậm. Cả 2 giống đều có bắp to, lá bi bao kín bắp, hạt đóng múp đầu. hơn nữa, giống ngô này khi đã già nhưng lá vẫn còn xanh, có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc.
Cùng chân đất, kỹ thuật canh tác, lượng phân bón và chăm sóc như nhau, song cả 2 giống này đều có ưu điểm vượt trội hơn hẳn, năng xuất cao hơn giống đối chứng LVN4 từ 68 - 98kg/sào. Do thời gian sinh trưởng ngắn nên rất phù hợp với vụ đông trên đất 2 vụ lúa, có thể trồng quanh năm và năng xuất luôn ổn định.
Bà Lê Thị Biện, nông dân xóm 2 tham gia trồng 2 sào ngô PAC 999 chia sẻ: “Gia đình tôi trồng rất nhiều các giống ngô lai khác nhau, tuy nhiên chưa thấy giống ngô nào mà dài, hạt đều như loại ngô nay. Hơn nữa giống này hát đều và to đến tận đầu, không hề có hạt còi và lép so với các giống ngô khác. Không những có thể tận dụng lá, mà có thể tận dụng được cả vỏ của bắp ngô cho chăn nuôi vì nó còn rất xanh, dù bên trong đã già”.
Ông Nguyễn Quốc Thắng, Giám đốc Advanta Việt Nam, cho biết: “Giống ngô lai PAC999 Super và PAC339 do Công ty Pacific Thái Lan là thành viên của Cty Advanta nghiên cứu, lai tạo và sản xuất. Đây là các giống ngô lai có thời gian sinh trường từ 120 - 125 ngày (tùy thời vụ), sinh trưởng khỏe, chịu rét, chịu hạn tốt, đề kháng cao với sâu bệnh gây hại, có phổ thích nghi rộng, dễ trồng, hạt cực kỳ sâu cay, màu hạt vàng cam đậm, có tiềm năng năng suất rất cao, từ 80 - 100 tạ/ha”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục trình diễn mô hình giống ngô này trên diện rộng để có thể đánh giá một cách chính xác hơn nữa về năng suất và khả năng thích nghi của giống, tiến tới bổ sung vào bộ giống của địa phương” – ông Thắng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.

Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.

Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản và phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, hơn 2 năm qua, xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã phát triển mô hình nuôi cá lóc. Mô hình này phần nào giải quyết tốt việc làm tại chỗ và là một trong những phương thức giúp cho bà con có ít đất canh tác đạt hiệu quả kinh tế cao.