Mít Thái đầy vườn, giá rớt thê thảm
Hồi đầu năm, mít Thái ở ĐBSCL được thương lái “săn đón” tại vườn với giá 20.000 đồng/kg. Trúng mùa, được giá nên nhiều nhà vườn trồng mít ở Hậu Giang - một trong những vựa mít lớn nhất khu vực- đã đón cái Tết thật ấm cúng.
Thế nhưng, từ đầu tháng 6 đến nay, giá mít liên tục tuột dốc không phanh. Hiện tại, người trồng mít ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) chỉ bán được giá từ 2.000- 2.500 đồng/kg. Thậm chí, nhiều hộ còn không bán được do thương lái chê lên chê xuống.
Ông Lê Văn Út Anh (SN 1971, ngụ ấp Phước Hòa A, xã Đông Phước A) cho biết vườn của ông có tất cả 7 công mít Thái. Trước đây, ông chỉ trồng 2 công nhưng do thấy mít giá cao nên ông trồng thêm 5 công nữa. Với giá 20.000 đồng/kg như trước, ông có thể sửa chữa nhà cửa khang trang và mua sắm một số vật dụng có giá trị trong nhà. Còn hiện tại xem như người trồng mít trắng tay.
Không riêng gì ông Út Anh, nhiều hộ trồng mít Thái ở một số địa phương khác trong khu vực ĐBSCL như đang ngồi trên đống lửa do mít rớt giá chưa từng thấy. Bà Võ Thị Đào, một hộ vừa mới trồng mít chưa lâu ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), tỏ ra sốt ruột khi nhìn vườn mít trĩu quả của mình không thấy thương lái đến thu mua. “Mấy tháng trước, mít không chất lượng lắm nhưng không đủ hàng để bán. Còn bây giờ vào mùa thu hoạch rộ, mít được mùa, chất lượng ngon nhưng một trái cả chục ký mà bán được số tiền chỉ bằng... một tô hủ tiếu”- bà Đào nói như khóc.
Theo ghi nhận của chúng tôi, dọc theo quốc lộ 1A đoạn đi qua địa phận huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), mít được bày bán dày đặc 2 bên đường. Có điểm để bảng giá 6.000 đồng/kg, sau đó hạ xuống còn 5.000 đồng/kg nhưng cũng hiếm người mua. Bà Nguyễn Thị Út, một người bán mít tại đây, cho rằng: “Tui thu mua mít rồi bán lại gần 5 năm qua nhưng chưa lúc nào giá mít xuống thấp nhất như hiện nay. Có lẽ do bà con đua nhau trồng nhiều quá nên bị ứ đầu ra, khiến mít xuống giá thê thảm”.
Thương lái thu mua mít rất nhỏ giọt
Hàng loạt điểm bán mít dọc quốc lộ 1A đoạn đi qua huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Một điểm bán mít vắng tanh khách hàng
Giá mít Thái rớt thê thảm
Một trái mít cả chục ký nhưng bán được số tiền bằng... một tô hủ tiếu bình dân
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.

Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.

Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.

Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.

Quả thật, khoảng chục năm trở lại đây, những phiên chợ sát ngày Tết bên cạnh những quầy bán gà, thịt lợn thì mặt hàng thủy sản cũng được khá nhiều người ưu tiên lựa chọn để đổi món trong những bữa ăn ngày Tết. Những hàng cá ngon, mỗi con to từ 3 đến 6kg với các loại trắm đen, trắm cỏ, trôi… luôn đắt khách.