Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2015 - 2016.
Trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ là 377,5 triệu đồng, vốn Viện Nhiệt đới Môi trường hơn 24 triệu đồng.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.
Mô hình nuôi cá lóc Định An –Trà Cú
Đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng nuôi cá lóc tại 09 xã, thị trấn trọng điểm nuôi cá lóc:
Định An, Hàm Tân, Đại An, Đôn Xuân, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Kim Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
Theo đó, các nhà khoa học, ngành chức năng tập trung điều tra sâu 4 đối tượng của 4 nơi nuôi thuộc 4 qui mô ao khác nhau trong suốt thời gian nuôi để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường; lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước ao nuôi với 03 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi gồm các chỉ tiêu:
DO, nhiệt độ (to), pH, N-NH4+, N-NO, P-PO43+, H2S, coliform, màu sắc nước (độ đục), độ mặn, dư lượng thuốc kháng sinh; lấy mẫu phân tích bùn đáy ao nuôi với 01 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi vào cuối vụ, gồm các chỉ tiêu: hàm lượng hữu cơ TOC, TN, TP, độ ẩm.
Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh: Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh được hình thành và phát triển mạnh từ năm 2010.
Từ diện tích ban đầu chỉ vài ha, đến nay diện tích nuôi cá lóc ở Trà Vinh đã nâng lên hơn 120 ha, đạt sản lượng bình quân 2.500 tấn/vụ.
Do phát triển tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, vì vậy, hệ quả của nghề nuôi cá lóc là ô nhiễm môi trường nước, gây thiệt hại bồi lắng nhiều tuyến kênh thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Cá lóc chỉ tiêu thụ thị trường nội địa nên giá cả bấp bênh, nhiều lần nông dân thua lỗ nặng.
Đề tài góp phần tìm ra “lời giải” khắc phục có hiệu quả các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi cá lóc bền vững trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.

việc xây dựng thành công nhãn hiệu Lạc giống Tân Yên, hai năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tập trung cao cho phát triển và mở rộng diện tích cây lạc, cây thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Trong nhiều năm trở lại đây, cây điều thường xuyên bị mất mùa, năng suất, sản lượng liên tục giảm mạnh. Ðể nâng cao năng suất, hiệu quả cây điều, Sở NN&PTNT phối hợp với Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (NNDHNTB) xây dựng mô hình đầu tư thâm canh cây điều trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định), kết quả mang lại rất khả quan.

Đó là khuyến cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Cao Đức Phát trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tuần này.