Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén

Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén
Ngày đăng: 06/12/2014

Từ năm 2009 đến nay, nhiều hộ dân ở Khuôn Kén - thôn xa và khó khăn nhất của xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tư chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Sau nhiều năm nghèo khó, gia đình bà Hoàng Thị Lá, dân tộc Nùng, thôn Khuôn Kén đã chọn chăn nuôi ngựa bạch để phát triển kinh tế. Ban đầu (năm 2000), bà đầu tư mua hai con ngựa cái về nuôi. Nhờ diện tích đồng cỏ, đồi rừng rộng, việc chăn nuôi khá thuận lợi. Đàn ngựa của gia đình bà phát triển nhanh, có thời điểm lên đến 30 con. Từ năm 2011 đến nay, gia đình bà Lá luôn duy trì đàn ngựa bạch với 16 con bố mẹ, trong đó có 14 con cái.

Dẫn chúng tôi đi thăm đàn ngựa đang chăn thả trên cánh đồng gần nhà, bà Lá cho biết: Nuôi ngựa bạch khá dễ, sáng thả ngựa ra đồng ăn cỏ, chiều lùa về nhà cho ăn thêm thóc hoặc ngô. “Vừa rồi, gia đình tôi xuất bán 10 con ngựa bạch 5 tháng tuổi được 160 triệu đồng”- bà Lá phấn khởi. 

Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi của gia đình bà Lá, nhiều hộ ở khu Suối Am cũng mạnh dạn vay vốn nuôi ngựa bạch. Để khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi, cấp ủy, Ban quản lý cùng với các đoàn thể thôn Khuôn Kén đã phối hợp với cấp trên tạo điều kiện cho người dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi ngựa ở xã, huyện. Vì thế, số hộ nuôi ngựa ngày một nhiều, đàn ngựa tăng nhanh. Đến nay 131/165 hộ trong thôn đầu tư nuôi ngựa bạch, với tổng đàn lên tới hàng trăm con. 

Với cương vị Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khuôn Kén, ngoài tuyên truyền vận động người dân, anh Hoàng Văn Trường cũng đầu tư 35 triệu đồng mua hai con ngựa về nuôi. Hiện đàn ngựa gia đình anh đã có 6 con, trị giá hơn 200 triệu đồng.

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi  chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

Đánh giá về mô hình nuôi ngựa tại Khuôn Kén, đồng chí Hoàng Văn Chăm, Thường trực Đảng ủy xã Tân Sơn khẳng định: “Nhân dân thôn Khuôn Kén đầu tư chăn nuôi ngựa bạch là hướng đi mới trong phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đảng ủy xã Tân Sơn đang chỉ đạo nhân rộng mô hình này ra toàn xã”.

Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134893/nghe-nuoi-ngua-bach-o-khuon-ken.html


Có thể bạn quan tâm

Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản Quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản

Tỉnh ta có trữ lượng nông, thủy sản dồi dào và hàng chục làng nghề chế biến, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn. Trong đó các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có thế mạnh chế biến hải sản gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ; huyện Vụ Bản, Ý Yên, Thành phố Nam Định phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm…

25/05/2015
Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp Vai trò cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải – một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể.

25/05/2015
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015 Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Ngày 22-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông năm 2014, sơ kết vụ chiêm xuân 2014-2015 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các huyện, thành, thị và một số doanh nghiệp.

25/05/2015
Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực Phát huy vai trò cây ngô trong cơ cấu lương thực

Theo “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”, năm 2015 cả tỉnh phấn đấu trồng 19 ngàn ha ngô, sản lượng 90 ngàn tấn, tăng dần diện tích để đến năm 2020 đạt 20 ngàn ha, sản lượng 100 ngàn tấn. Đây là định hướng quan trọng làm cơ sở đẩy mạnh phát triển, nâng cao vai trò cây ngô trong sản xuất lương thực, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.

25/05/2015
Vào mùa ép dầu phụng Vào mùa ép dầu phụng

Xác định đậu phụng là cây hoa màu ngắn ngày, cho hiệu quả kinh tế cao nên huyện Nông Sơn khuyến khích bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích, đặc biệt là trên những diện tích đất lúa không thuận lợi nguồn nước tưới.

25/05/2015