Khai thác vô tội vạ cá kèo giống

Thường tháng 4 đến tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là mùa khai thác cá kèo giống của người dân khu vực các cửa sông của huyện Ngọc Hiển.
Phương tiện khai thác chủ yếu là lưới mành có mắt lưới cực nhỏ để bắt cá kèo giống. Với nghề này, mỗi ngày người dân có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, do việc khai thác vô tội vạ, nhất là giai đoạn cá mới vừa sinh sản đã dẫn đến nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ.
Qua tìm hiểu cho thấy, phần lớn người khai thác cá kèo giống là dân địa phương, thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, chủ yếu sống dựa vào khai thác giống thủy sản. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời từ cơ quan quản lý, thì tình trạng khai thác các giống loài thủy sản một cách bừa bãi sẽ là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi ven bờ, làm tận diệt nguồn giống tự nhiên của các loại thủy sản có giá trị cao.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm lao động tại miền biển Sông Đốc cũng có thêm việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công từ 100-150 ngàn đồng/người.

Vùng cát hoang sơ ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) ngày nào nay trở thành vùng nuôi tôm sôi động. Ngư dân bao đời chỉ biết bủa lưới giăng câu, giờ biết thêm nghề nuôi tôm với khát vọng làm giàu chính đáng trên quê hương.

Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi ở Yên Thế đã thành công với mô hình nuôi gà chọi thương phẩm. Vợ chồng anh Đào Văn Hải, chị Thân Thị Thùy ở thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là một hộ điển hình.

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.