Nghề chăn nuôi ở vùng đất lúa

Lúa trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Nhờ hưởng lợi đầu nguồn nước từ công trình thủy lợi Trúc Kinh nên lúa quanh năm xanh tốt và cho năng suất cao.
Nhưng năm nay diện tích trồng lúa ở xã Gio Quang gặp khó khăn vì hạn đầu vụ. Để thích ứng với tình hình thời tiết, chính quyền địa phương đã hướng nông dân chuyển đổi từ trồng trọt sang chăn nuôi, tạo thêm thu nhập.
Mô hình nuôi dê của gia đình chị Hương gợi mở hướng sản xuất mới ở Gio Quang
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vụ hè thu nhưng nông dân ở Gio Quang vẫn chủ động tìm những hướng sản xuất thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết. Gia đình anh Đỗ Tài Hòa và chị Trần Thị Hương ở thôn Vinh Quang Hạ vốn kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất 2,5 mẫu lúa và chăn nuôi vịt.
Do bị hạn đầu vụ hè thu nên vợ chồng anh chị đã vay ngân hàng 40 triệu đồng đầu tư nuôi dê và bò.
Khuôn viên ao hồ và chuồng vịt bị khô nước, vợ chồng chị cải tạo, nâng cao nền làm chuồng nuôi dê. Sau khi tham quan mô hình nuôi dê ở Cam Lộ, anh Hòa mua 5 con dê giống trưởng thành trong đó có 4 con cái và 1 con đực.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi đưa về nuôi, 4 con dê cái đã đẻ 7 dê con.
Nhờ vậy đàn dê của gia đình anh Hòa nay đã có 12 con.
Chị Hương cho biết: “Vụ này không chỉ 2,5 mẫu ruộng bỏ hoang mà 500 con vịt mỗi lứa gia đình tôi cũng không nuôi được vì không có nước.
Nhờ chuyển sang nuôi bò và dê, chúng tôi đã tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên ở các bờ ruộng và rau trồng quanh nhà. Mọi năm, sau khi thu hoạch xong lúa, cân đối lương thực dùng trong vụ của cả gia đình còn thì chúng tôi bán hết để trang trải sinh hoạt.
Năm nay hạn hán chỉ làm được 1 vụ nên thu hoạch xong lúa đông xuân, gia đình tôi không bán lúa nữa mà giữ lại làm lương thực.
Hàng ngày, chồng tôi đi phụ thợ hồ kiếm thêm thu nhập, tôi thì tập trung chăn đàn dê và bò.
Nuôi dê đòi hỏi cẩn thận, tỉ mỉ hơn nuôi những con vật khác như chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thức ăn phải khô. Bởi vậy, sáng phải để ráo sương trên cỏ mới thả dê đi chăn; chiều phải về sớm.
Dù vất vả nhưng mới nuôi một thời gian ngắn đã thấy hiệu quả vì 4 con dê mẹ đều sinh sản những con dê con khỏe mạnh. Gia đình tôi rất yên tâm sản xuất theo hướng đã chọn”.
Hiện ở Gio Quang đã có thêm hai nông hộ khác cũng tham gia nuôi dê là ông Lý Ngọc Hảo ở thôn Kỳ Lâm và ông Trần Đăng Hoài ở thôn Vinh Quang Hạ.
Đây là những mô hình chăn nuôi dê đầu tiên ở xã Gio Quang, gợi mở hướng làm ăn mới cho địa phương.
Ngoài nuôi dê, các mô hình chăn nuôi lợn, bò cũng phát triển nhanh chóng thay thế cho nghề chăn nuôi thủy cầm truyền thống ở địa phương.
Với tinh thần chủ động, chính quyền và nông dân xã Gio Quang đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo trong sản xuất phù hợp với biến đổi của khí hậu mà các địa phương khác cần rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.