Cảnh Báo Xâm Nhập Mặn Vụ Chiêm Xuân Ở Vùng Biển

Những năm gần đây, hiện tượng El Nino diễn biến phức tạp. Theo đó, thực trạng xâm nhập mặn diễn ra, khiến hàng nghìn ha lúa rơi vào tình trạng thiếu nước; trong đó, có hàng trăm ha lúa bị chết.
Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.
Vụ chiêm-xuân 2014-2015, dự báo, hiện tượng El Nino sẽ tiếp diễn với cường độ mạnh hơn so với các năm trước, nên lượng dòng chảy cơ bản trên các sông giảm dần, mực nước trung bình trên các sông chính sẽ thiếu hụt so với trung bình hàng năm. Điều này đồng nghĩa với việc xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt hơn. Dự báo, trong vụ chiêm-xuân năm nay, vùng ven biển sẽ có tới 7.200 đến 9.000 ha lúa có khả năng bị hạn do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Bà Nguyễn Thị Anh Nga, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, cho biết: Để đối phó với tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ diễn ra gay gắt trong vụ chiêm-xuân 2014-2015 ở vùng biển, ngành nông nghiệp đã yêu cầu các địa phương, đơn vị ra quân làm thủy lợi mùa khô nhằm khơi thông dòng chảy. Cùng với đó, khẩn trương tu sửa, bảo dưỡng các trạm bơm; đồng thời, có công văn đề nghị các địa phương, đơn vị thủy nông căn cứ vào tình hình thực tế để đóng, mở các cửa sông, cửa biển hợp lý giữ nước ngọt, ngăn nước mặn, kiểm soát độ mặn để lấy nước tưới và có biện pháp xử lý kịp thời ở các vùng triều.
Đến huyện Hậu Lộc, nơi thường xuyên xảy ra hạn hán do tình trạng xâm nhập mặn, đơn cử như vụ chiêm - xuân 2013-2014, tại cống Lộc Động, xã Phong Lộc độ mặn đo được thời điểm cao nhất lên tới 2.1 phần nghìn; tại trạm bơm Liên Lộc độ mặn đo được cao nhất đạt ngưỡng 10 phần nghìn khiến cho công tác chống hạn gặp nhiều khó khăn do một số cống lấy nước phải đóng cửa để ngăn mặn, điều này đã làm cho hơn 1.000 ha lúa tại 5 xã vùng đông kênh De bị thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.
Để đối phó với tình hình xâm nhập mặn có thể xảy ra, giải pháp trước mắt mà ngành nông nghiệp và huyện Hậu Lộc đã và đang thực hiện là tổ chức cho nhân dân ra quân làm thủy lợi mùa khô trước khi vào vụ sản xuất mới; chủ động thực hiện công tác thau chua, rửa mặn theo từng vụ, từng năm cho những diện tích nằm trong khu vực nhiễm mặn.
Cùng với việc thực hiện các giải pháp tạm thời, huyện đang tiến hành thực hiện các giải pháp mang tính lâu dài nhằm đối phó lại với tình trạng hạn hán do xâm nhập mặn diễn ra trên địa bàn, như: Chuyển đổi cơ cấu giống trong sản xuất lúa thông qua việc liên tục đưa các giống lúa mới có khả năng chịu hạn cao, như: C Ưu đa hệ, CT16, N46... vào sản xuất; chuyển đổi một số diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây khác có khả năng chịu hạn cao như ngô, lạc, đậu... Ngoài ra, huyện đang đề nghị tỉnh bố trí nguồn kinh phí để đắp đập sông Lèn, nâng cấp kênh, trạm bơm Châu Lộc và đầu tư nâng cấp trạm bơm Đại Lộc.
Để đối phó với tình hình thiếu nước và hạn có khả năng xảy ra, ngay từ những tháng đầu mùa khô huyện Nga Sơn đã tổ chức cho bà con nông dân và các đoàn thể ra quân làm thủy lợi mùa khô; đồng thời lập phương án chống hạn cho toàn vụ, trong đó huyện tập trung theo dõi diễn biến của thời tiết, đưa ra dự tính, dự báo để các địa phương, đơn vị chủ động đối phó với tình hình hạn có thể xảy ra; điều chỉnh việc đóng, mở Âu Báo Văn và đắp đập hợp lý nhằm bảo đảm hoạt động của các trạm bơm. Bên cạnh đó, huyện chỉ đạo các xã, đặc biệt là những xã nằm trong vùng nguy cơ xảy ra hạn cao chuẩn bị các trạm bơm dã chiến.
Ngoài việc thực hiện các giải pháp về thau chua rửa mặn, nạo vét kênh, ngăn mặn, huyện Nga Sơn đang thực hiện rà soát những khu vực trồng lúa thường xuyên xảy ra hạn nặng để chuyển đổi sang trồng những cây khác; đồng thời, tại một số khu vực thường xuyên thiếu nước, huyện đưa các giống lúa có khả năng chịu hạn cao vào gieo cấy.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, hiện nay tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Nội là 30.840 ha (trong đó ao, hồ nhỏ là 6.706 ha, hồ chứa mặt nước lớn là 4.327 ha, ruộng trũng 19.807 ha…), ngoài ra còn một số con sông lớn như: sông Hồng, sông Bùi, sông Tích, sông Đáy… có khả năng phát triển nuôi cá lồng bè.

Ngư dân trong tỉnh An Giang đánh bắt được cá bông lau tại các bãi đánh trên sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, báo hiệu mùa cá bông lau đã bắt đầu. Đầu vụ cá năm nay, ngư dân đánh bắt được nhiều cá lớn (từ 5 – 8kg/con), giá bán từ 250.000 – 270.000 đồng/kg.

Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (sau đây gọi tắt là Trạm Cát Tiến) thuộc Trung tâm Giống thủy sản (Sở NN-PTNT) Bình Định, là nơi chuyên sản xuất giống thủy sản nước lợ và nước mặn. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, công việc vất vả, nhưng các cán bộ của Trạm vẫn nỗ lực tạo nên những giống mới, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Cá chép là loài thủy sản được nông dân chọn thả nuôi trên ruộng khá nhiều trong mùa lũ, vì loài cá này ăn thức ăn tự nhiên, tỷ lệ hao hụt ít. Năm nay lũ nhỏ, cá loại 1 ít; mặt khác, cá này dễ bị chết sau khi kéo khỏi mặt nước, nên không trữ lại được mà phải tiêu thụ ngay.