Xuất Tôm Sang Hàn Quốc Tận Dụng Lực Đẩy Từ FTA

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc dự kiến sẽ được ký kết sớm. Đây được cho là cơ hội lớn để đẩy mạnh XK hàng hóa Việt vào thị trường này, trong đó có mặt hàng tôm.
Việt Nam là nhà XK tôm hàng đầu tại Hàn Quốc
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - cho hay, sản phẩm tôm Việt Nam đang chi phối thị trường thế giới, trong đó có Hàn Quốc do nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng tốt và giá bán hợp lý. Ngoài ra, giá trị kim ngạch tăng do sự cộng hưởng giá nhập khẩu thị trường tôm thế giới tăng mạnh. Trong khi đó, sản lượng tôm ở một số thị trường XK lớn của châu Á như: Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc chưa hồi phục do hội chứng tôm chết sớm (EMS), Việt Nam đã trở thành nguồn cung cấp chính cho các nước nhập khẩu.
Với dân số 50 triệu người, Hàn Quốc là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt. Thủy sản Việt Nam được nhiều người Hàn Quốc biết đến với tính đa dạng và chất lượng cao. Hiện tại, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam sau Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, chiếm 7,9% tổng kim ngạch XK.
Thứ trưởng Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh:
Việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường lớn thông qua các FTA có ý nghĩa quan trọng. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên không còn là những lợi thế trong khi những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm vẫn cần một chiến lược phát triển lâu dài.
Tận dụng tối đa “lực đẩy” từ FTA
FTA Việt Nam - Hàn Quốc vừa kết thúc đàm phán và dự kiến sẽ sớm được ký kết trong thời gian tới. Theo FTA này, Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi như cắt giảm thuế quan, tạo thêm cơ hội XK đối với các nhóm hàng nông, thủy sản chủ lực như tôm, cá, hoa quả, hàng công nghiệp như dệt, may, sản phẩm cơ khí.
Mặt hàng tôm cũng được xếp vào nhóm những mặt hàng cần được giảm thuế nhanh và mạnh hơn. Với những ưu đãi lớn ấy, FTA này được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú hích cho hàng hóa XK của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, trong đó có tôm.
Đặc biệt, theo VASEP, thị hiếu tiêu dùng tôm của người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản- một trong những quốc gia nhập khẩu hàng đầu và lâu năm mặt hàng thủy sản của Việt Nam nói chung, tôm nói riêng. Sự tương đồng này sẽ mang lại lợi thế lớn cho các nhà XK tôm Việt Nam.
Tuy nhiên, Hàn Quốc không phải thị trường dễ tính và đòi hỏi khá cao về tính đồng đều, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, bên cạnh việc tận dụng lợi thế, các doanh nghiệp được khuyến cáo cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề duy trì chất lượng hàng hóa, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Làm được điều này, năm 2015 được dự báo sẽ là năm thành công cho tôm Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nông dân nhiều nơi có xu thế bỏ trồng cây đậu nành để chuyển sang trồng lúa, khoai... thì có một thực tế là nhu cầu về đậu nành lại đang ngày một tăng lên...

Thời tiết lúc trồng không mấy thuận lợi, năng suất dưa hấu, dưa bở không cao như mọi năm nhưng bù lại tình hình thị trường, giá cả lại ổn định suốt từ đầu đến cuối vụ. Chính bởi điều này nên người trồng dưa hấu, dưa bở trên địa bàn huyện Kim Bôi đang trong tâm trạng phấn chấn.

Gần 1 tháng nay, giá cá tra ở khu vực miền Tây Nam bộ liên tục tăng và đạt mức kỷ lục 25.000 đến 25.500 đồng/kg - cao nhất trong mấy năm trở lại đây.

Mặc dù giá tôm hiện nay có giảm so với tháng trước nhưng vẫn ở mức cao, nông dân thu lợi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/ha tùy hình thức nuôi.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mặc dù giá cá tra đang nằm ở mức cao hơn giá thành sản xuất từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nhưng diện tích thả nuôi và sản lượng cá tra hầu hết các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến thời điểm này đều giảm, trừ Tiền Giang và Bến Tre tăng.