Ngày đầu lệnh cấm khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản có hiệu lực

Sáng ngày 1/11, lượng khoai tây Trung quốc đã chuyển vào Chợ nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường.
Bà Nguyễn Thị Vân, chủ vựa kinh doanh khoai tây Trung Quốc lớn nhất Đà Lạt, cũng là đầu mối cung cấp tới trên 90% khoai tây Trung Quốc cho các tiểu thương tại Chợ nông sản Đà Lạt cho biết, trước mắt các tiểu thương tại chợ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành lệnh cấm để chờ Chủ tịch UBND TP Đà Lạt có văn bản trả lời chính thức về vấn đề này.
Khoảng một tuần trở lại đây, chủ đầu mối khoai tây Trung Quốc này không nhập thêm khoai tây Trung Quốc về chợ Đà Lạt.
Ước tính, hiện tại, Chợ nông sản Đà Lạt đang có khoảng trên dưới 100 tấn khoai tây Trung Quốc.
Những vựa khoai tây Trung Quốc cuối cùng tại chợ nông sản Đà Lạt sau lệnh cấm
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt Võ Ngọc Hiệp đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cấm không cho tiểu thương đưa khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt.
Lý do là để ngăn chặn tình trạng không ít tiểu thương nhuộm đất đỏ vào khoai Trung Quốc rồi vận chuyển đi tiêu thụ dưới mác khoai tây Đà Lạt.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh, buốn bán khoai tây Trung Quốc ngoài phạm vi Chợ nông sản Đà Lạt vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều máy rửa khoai tây đã ngừng hoạt động.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong vòng 3 tháng có trên 1.000 tấn khoai tây Trung Quốc được nhập về Chợ nông sản Đà Lạt.
Cơ quan này đã lấy 38 mẫu trên lô hàng 978 tấn để kiểm tra.
Kết quản phân tích những mẫu khoai tây này chưa phát hiện chất cấm vượt tiêu chuẩn cho phép.
Chợ nông sản Đà Lạt có tổng cộng 75 hộ đang kinh doanh, trong đó tới 24 hộ là kinh doanh khoai tây.
Vào thời điểm khoai tây Đà Lạt khan hiếm hoặc giá cao như hiện nay, gần như 100% các hộ này đều kinh doanh khoai tây Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nguyên liệu mía của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu đến năm 2020, diện tích mía vùng quy hoạch là 11.000 ha, sản lượng 900.000 tấn mía, chiếm trên 90% sản lượng mía toàn tỉnh.

Gần đây, nhiều nông dân trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua trồng thanh long ruột đỏ vì giá bán cao, lời nhiều. Diện tích trồng thanh long ruột đỏ tăng nhanh. Tuy nhiên, đầu ra của loại trái cây này ra sao thì hầu hết người trồng rất mù mờ.

Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.