Ngăn chặn dịch lợn tai xanh từ Campuchia

Ngày 26/10, Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh có công văn yêu cầu Chi cục thú y phối hợp với các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là các huyện biên giới thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch lợn tai xanh có khả năng sẽ lây lan từ Campuchia sang.
Công văn đề nghị các huyện biên giới chỉ đạo các xã, đơn vị chức năng trong huyện phối hợp với Đồn biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, kiểm dịch động vật trên địa bàn, tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua lại biên giới; thường xuyên tiêu độc sát trùng phương tiện xuất, nhập cảnh; nghiêm cấm nhập lợn với mọi hình thức tại các nơi có xảy ra dịch bệnh ở Campuchia về Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, theo thông báo của cơ quan thú y Campuchia, hiện dịch lợn tai xanh đã xảy ra tại 4 tỉnh của nước này là: Siem Reap, Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.
Trong đó, có 3 tỉnh Kam pong Cham, Prey Veng và Svay Rieng giáp ranh với tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ lợn bị chết tại các ổ dịch rất cao từ 20-37%.
Có thể bạn quan tâm

Các nước có xuất khẩu tôm trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan hay các nước Nam Mỹ vốn có thế mạnh về tôm thẻ chân trắng, còn Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể nuôi một lúc tôm thẻ chân trắng lẫn tôm sú và có thể chuyển đổi cho nhau khi nhu cầu thị trường cần.

Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh chương trình sản xuất tôm giống sạch giai đoạn 2015 - 2020 với mục tiêu hướng tới cung cấp nguồn tôm giống sạch cho người nuôi, loại trừ khả năng sử dụng nguồn giống kém chất lượng vốn đã chiếm tới 30% nguồn tôm giống thả nuôi hiện nay.
Đó sẽ là những sản phẩm "made in Vietnam" được tạo bởi nhóm học sinh trường THPT An Lạc Thôn (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.