Năng suất cánh đồng mẫu lớn đạt gần 80 tạ/ha

Mô hình được thực hiện tại HTX Nông nghiệp Hòa Định Tây 1 (huyện Phú Hòa) 15ha, giống lúa cấp xác nhận PC6 và HTX Nông nghiệp Hòa Mỹ Đông (huyện Tây Hòa) 20ha, giống lúa cấp xác nhận ML48.
Nông dân tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% giống lúa và được ngành chức năng tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cải tiến theo SRI (biện pháp canh tác tối ưu, tạo điều kiện tốt nhất cho cây lúa phát triển khỏe mạnh), chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Mô hình này có sự liên kết 4 nhà, trong đó Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh là cầu nối gắn kết nông dân với các công ty, doanh nghiệp từ cung ứng vật tư đến tiêu thụ sản phẩm, hướng đến tạo ra thương hiệu gạo Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6-8, Công ty Syngenta Việt Nam cùng các ngành chức năng của huyện Long Thành (Đồng Nai) và chính quyền địa phương 3 xã: Cẩm Đường, Suối Trầu, Bình Sơn đã tổ chức chi trả tiền thiệt hại do cung cấp giống bắp NK-67 kém chất lượng cho nông dân.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, nhờ thực hiện thành công các chương trình nông nghiệp trọng tâm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nông nghiệp công nghệ cao và tái canh cà phê, huyện Đam Rông nay đã có khoảng 7.000 ha cà phê, trong đó có 1.600 ha cà phê catimo năng suất và chất lượng cao.

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.

Mặc dù cao su vẫn là chủ lực của kinh tế xã Long Tân, nhưng thời gian gần đây, địa phương này đang rộ lên phong trào chăn nuôi. Cũng từ đây, nhiều hộ nông dân đã khá lên nhờ những vật nuôi mà họ vẫn nghĩ không mang lại lợi nhuận cao.