Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Trâu, Bò Vỗ Béo

Thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh (Lộc Bình - Lạng Sơn) có 76 hộ đồng bào dân tộc Tày. Đời sống bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, canh tác trên đất dốc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Do đó, những năm gần đây, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang thực hiện chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Anh Hoàng Văn Tuấn - Trưởng thôn Bản Tẳng cho biết: “Nghề chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đã được bà con trong thôn thực hiện khoảng năm năm nay. Mới đầu chỉ có vài hộ nuôi, thấy hiệu quả kinh tế nên hình thức chăn nuôi này mỗi năm được nhân rộng. Đến nay hầu hết các hộ trong thôn đều nuôi theo hình thức này. Tuy nhiên, do kinh tế bà con còn hạn hẹp, chưa có điều kiện đầu tư phát triển, số lượng còn rất ít, mỗi hộ chỉ nuôi được 1 con, nhiều hơn cũng chỉ đến 2 con”.
Gia đình anh Hoàng Văn Len là một hộ nuôi trâu, bò vỗ béo điển hình ở thôn Bản Tẳng. Trao đổi với chúng tôi, anh Len cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi trâu, bò theo hình thức thả núi nên phải 4 - 5 năm mới xuất bán. Từ ngày áp dụng mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo, tôi thấy hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Cách đây một tháng, tôi xuất bán một con trâu với giá 29 triệu đồng, trừ chi phí, lãi gần 12 triệu đồng chỉ sau 3 tháng nuôi. Hiện nay gia đình tôi đang vỗ béo tiếp 2 con bò để sang tháng sau bán”. Việc áp dụng và phát triển nghề vỗ béo trâu, bò không khó. Nghề này vừa tận dụng được thời gian nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập. Ngoài việc tận dụng nguồn rơm, cỏ sẵn có tại địa phương, người nuôi chỉ cần kết hợp cho trâu, bò ăn thêm một số loại thức ăn hỗn hợp là có thể thực hiện thành công mô hình.
Thấy việc nuôi trâu, bò vỗ béo hiệu quả, anh Hoàng Văn Hồi (hàng xóm của anh Len) cũng học hỏi kinh nghiệm và mua 2 con trâu về nuôi. Sau mấy tháng chăm sóc, anh bán 1 con được 25 triệu đồng, trừ chi phí lãi 10 triệu đồng. Anh Hồi nói: “Trước đây gia đình tôi cũng là hộ khó khăn, nhưng từ khi nuôi trâu vỗ béo, cuộc sống gia đình tôi đã thoát nghèo và trở nên khấm khá hơn”. Việc chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không chỉ cần có vốn mà cần phải có thêm nhân lực lao động, bởi nuôi theo hình thức vỗ béo thì phải trồng cỏ, không thể thả rông gia súc trong rừng.
Hơn nữa, người nuôi cũng cần có kinh nghiệm trong việc đi chọn mua những con về vỗ béo và cách phát hiện những con bị ốm để tránh mua phải trâu, bò đã mắc dịch bệnh. Chu kì vỗ béo một con trâu, bò khoảng 4 - 5 tháng và phải chọn mua những con khoảng trên 10 triệu đồng, vì như thế vỗ béo mới nhanh và có lãi. Chăn nuôi trâu, bò vỗ béo ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh mới chỉ phát triển một cách tự phát nhưng thực sự mang lại hiệu quả rõ rệt, đây là một mô hình cần được khuyến khích và nhân rộng.
Thực tế những năm qua, nghề chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không chỉ hình thành ở thôn Bản Tẳng, mà đã phát triển ở hầu hết các thôn vùng cao của xã Bằng Khánh như: Kéo Mật, Pò Pục, Nà Ngần… Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ hình thành ở quy mô nhỏ. Đây là một trong những nghề chăn nuôi đã và đang mở ra nhiều triển vọng trong việc xoá đói giảm nghèo cho bà con các thôn vùng cao ở xã Bằng Khánh. Vì vậy, để khuyến khích nghề này phát triển, rất mong các cấp, ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa, đặc biệt là xem xét hỗ trợ vốn cho đồng bào nhân rộng mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, cần phải có đề án về tái cơ cấu lúa gạo theo hướng chuyển sang các giống lúa có giá trị cao, có thể xuất khẩu với giá 700-1.000 USD/tấn thay vì chỉ khoảng 430 USD/tấn như hiện nay. Theo ông Phát, các doanh nghiệp cần chào hàng ở nước ngoài rồi về đặt hàng nông dân sản xuất, không làm theo cách hiện nay.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định, thị trường nông, thủy sản trên thế giới đang hút hàng. Từ đầu năm đến nay ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt kết quả khá toàn diện. Trong 6 tháng đầu năm tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,96% (năm 2013 đạt 2,14%); giá trị SX tăng 3,4%.

Ngôi nhà đất nằm ngay sát khu vực ngã ba đường vào xã Nông Thượng chính là nhà ở của ông Vũ Văn Sinh, nếu chỉ lướt đi qua đó ít ai biết được rằng đằng sau ngôi nhà vách đất tuềnh toàng kia lại là những gian nhà cấy nấm rộng rãi, quy mô và chứa đựng sự tâm huyết của chủ nhà.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ra quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Văn Tuyến, SN 1967, ở khu phố 9, phường Tân Hoà, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với số tiền 150 triệu đồng về hành vi mua lâm sản trái với các quy định của Nhà nước với khối lượng 5,962 m3 gỗ gõ xẻ hộp, thuộc nhóm IIA; kể cả khối lượng 3,248 m3 chênh lệch do vượt quá sai số cho phép trên từng hộp gỗ. Quyết định còn xử phạt bổ sung tịch thu sung công quỹ Nhà nước 2,714 m3 gỗ gõ xẻ hộp.

Ngày 27-7, Ban quản lý Chợ nông sản Đà Lạt xác nhận, từ đầu tháng 7 đến nay đã có 3 lô hàng khoai tây Trung Quốc (tổng cộng trên 50 tấn) nhập về chợ. Trước đó, trong tháng 6 cũng đã có 60 tấn khoai tây Trung Quốc nhập về “quá cảnh” Đà Lạt trước khi tung ra thị trường.