Bỏ Hoang Hơn 250ha Ruộng

Xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) có đến 40ha ruộng đất bị bỏ hoang 5 năm nay và đáng chú ý là có thôn tới hơn 50% số hộ dân bỏ ruộng không cấy với diện tích hơn 89.000m2.
Khi nói về tình trạng này, ông Trần Quốc Văn - Trưởng thôn 6 và cũng là thôn bỏ ruộng nhiều nhất xã lắc đầu ngao ngán: “Dân ở đây bỏ ruộng gần hết rồi, dù có nhiệt tình đi vận động bà con về với ruộng nhưng không còn mấy ai mặn mà nữa. Toàn thôn có 89.420m2 đất bỏ không sản xuất của 165 hộ, chiếm hơn 50% số hộ của thôn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đỗ Tác Đề - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn cho biết: “Ngoài thôn 6, nhiều thôn khác trên địa bàn xã cũng đang xảy ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, không sản xuất. Nguyên nhân có rất nhiều, trước hết do ở xã có một số khu đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hệ thống thủy lợi bị phá vỡ. Hai là, nông dân không thiết tha với sản xuất do lãi ít, phải đầu tư nhiều nên đã đi làm việc khác. Thứ ba là do bà con ở Tú Sơn vẫn có tập quán 1 năm chỉ cấy 1 vụ, ăn 2 vụ nên thường xuyên có diện tích bị bỏ không trong vụ mùa. Việc bỏ ruộng không sản xuất lác đác từ năm 2008, còn từ 2010 đến nay thì người dân bỏ hàng loạt”.
Cũng giống như nông dân Tú Sơn, vì không điều chế được nguồn nước vào cánh đồng Bà Chèo nên 5 năm nay, người dân xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên chỉ cấy được 1 vụ chiêm, còn vụ mùa bỏ trắng 15ha ruộng. Anh Vũ Đức Đào, ở xóm Bến có 2 sào ruộng bỏ hẳn không cấy vụ nào. Chia sẻ với NTNN, anh Đào nói: “Cấy có ăn thua gì đâu, mà có cấy thì lỗ thêm thôi. Tôi để mặc ruộng đầm đấy, ai thích cấy thì cấy nhưng cũng chẳng có ai buồn xin cấy cả”.
Theo khảo sát của phóng viên NTNN, tình trạng nông dân bỏ ruộng cũng diễn ra ở một số xã khác của huyện Thủy Nguyên như Tam Hưng, An Lư, Gia Minh… Hiện nay, huyện Thủy Nguyên còn có 60ha ruộng kẹt giữa các dự án không thể cấy trồng vì ô nhiễm, vì khó khăn nguồn nước tưới và vì nông dân không thấy lợi ích từ cây lúa.
Theo theo thống kê của Sở NNPTNT Hải Phòng, hiện nay diện tích ruộng nông dân bỏ không canh tác trên toàn thành phố là gần 250ha, trong đó đất không canh tác do thiếu nước, kẹt giữa các dự án khoảng hơn 150ha...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thành phố Cà Mau bắt đầu chú ý nuôi chim trĩ. Đây là mô hình mới, cho thu nhập kinh tế khá cao.

Vài tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán đây là thời điểm người chăn nuôi đang ráo riết chuẩn bị con giống, thức ăn vỗ béo đàn gia súc, gia cầm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng cao vào dịp cuối năm.

Đầu vụ năm nay, diện tích gừng tại Cà Mau tăng lên nhanh chóng để thay thế cây mía sau đợt sốt giá đột biến vào năm 2014. Chỉ với vài ba công đất gừng, nhiều người đã trở thành triệu phú.

Hiện tại, Hồng hoa đang vào vụ thu hoạch nhưng giá bán tại vườn chỉ được 3.000 - 5.000 đồng/kg quả tươi, bằng 1/3 mức giá năm trước, gây tâm lý lo lắng trong nông dân.

Sau 60 ngày trồng, thu hoạch, 1 sào bí ở xã Hưng Tân (Hưng Nguyên - Nghệ An) cho lãi ròng trên 5 triệu đồng.