Nâng Chất Đàn Bò Sữa

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học -kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa tại TP.HCM đang mang lại những kết quả tích cực.
Tại đây, vào tháng 8.2013, trại trình diễn và thực hiện chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF) đã được khánh thành. Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật giữa Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Hợp tác quốc tế (MASHAV) thuộc Bộ Ngoại giao Israel.
Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng suất sữa đạt 8.000 kg/con/năm, giảm chi phí sản xuất; tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ và nhân rộng công nghệ mới về chăn nuôi, sản xuất thức ăn hoàn chỉnh; xây dựng, hoàn thiện “Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao (DDEF)” ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, quản lý, dinh dưỡng, thú y… của Israel trong chăn nuôi bò sữa cao sản.
Theo báo cáo mới nhất của Sở NNPTNT TP.HCM, đàn bò sữa trong trại phát triển rất tốt. Trong đó có trên 50 con bò sữa đang cho khai thác với sản lượng bình quân từ 21,7 – 22,5kg sữa/con/ngày, cá biệt có con cho sản lượng sữa trên 30kg/ngày. Trong khi trước đó, khi chưa thực hiện dự án, bò sữa chỉ cho sản lượng khai thác bình quân 8,5kg/con/ngày.
Cũng theo Sở NNPTNT TP.HCM, hiện nay các quy trình chăm sóc, khai thác sữa của đàn bò đều được giám sát chặt chẽ. Đặc biệt trong khâu vắt sữa, các con bò đều được giám sát thông qua các con chip điện tử nên rất dễ quản lý. Các con bò đang khai thác được vắt sữa 3 lần/ngày bằng máy. Dựa trên những kết quả bước đầu, Sở NNPTNT TP.HCM dự kiến trong năm 2014, sản lượng sữa khai thác sẽ ước đạt khoảng 25kg/con/ngày như mục tiêu dự án đề ra.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho rằng những kết quả đạt được từ trại bò đang mang lại những tín hiệu tích cực. Sản lượng khai thác sữa của các con bò trong trại trên cao gấp 1,5 lần các hộ nuôi bò theo hình thức thông thường.
Cũng theo ông Liêm, hiện nay trên địa bàn thành phố có trên 90.000 con bò sữa, chiếm hơn 51% tổng đàn bò sữa và trên 61% sản lượng sữa của cả nước. Chủ trương của thành phố trong thời gian tới là không tăng số lượng đàn bò sữa, nhưng khuyến khích tăng quy mô, phát triển chăn nuôi bò sữa gắn với việc áp dụng khoa học -công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ trong chăn nuôi bò sữa.
“Tôi cho rằng với số lượng đàn bò sữa của thành phố hiện nay, nếu nhân rộng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến DDEF của Israel sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời thành phố cũng phát huy được thế mạnh của mình trong chăn nuôi ở vùng đô thị” – ông Liêm đánh giá.
Có thể bạn quan tâm

Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).

Báo cáo tại hội nghị cho biết: Tổng giá trị sản xuất toàn ngành trong năm 2014 là hơn 1.903 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch, so năm 2013 tăng hơn 310 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất thủy sản là hơn 1.724 tỷ đồng, đạt 114% so kế hoạch, tăng hơn 297 tỷ đồng so năm 2013.

Vào thời điểm này, nông dân các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên) đang thu hoạch sắn chạy lũ. Khác với tâm trạng vui mừng như các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”.

Trò chuyện với chúng tôi sau cả ngày lao động mệt nhọc, ông Huyến cho hay cá cơm xuất hiện nhiều từ giữa tháng 7 âm lịch hằng năm, có khi kéo dài đến cận Tết hoặc ra Giêng. Nhiều nhất là khi gió nồm đông se sắt theo cái lạnh từ biển cả, có đàn lên tới cả tấn. "Những lúc may mắn gặp đàn cá lớn như vậy thì tha hồ mà hốt bạc" – ông Huyến chia sẻ.

Mới đây, UBND tỉnh đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản đến năm 2020 sẽ đi vào chiều sâu, theo từng bước đi và quy mô phù hợp. Để từ đó tạo “đường băng” cho ngành cất cánh, làm ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, đáp ứng ngày càng đa dạng nhu cầu của thị trường trong lẫn ngoài nước…