Đăng Ký Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Cà Phê Buôn Ma Thuột Tại EU

Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ này.
Nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã và đang đẩy mạnh việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Đến nay, đã có 6 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm: Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Lucxenbua, Thái Lan và Đức đã công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Với sự giúp đỡ của Dự án Hỗ trợ chính sách Đầu tư và Thương mại châu Âu và được sự ủy quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột đang xây dựng hồ sơ để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột tại Liên minh châu Âu (EU).
Ông Trịnh Đức Minh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết: “Thứ nhất, Hiệp hội sẽ phải viết một đề án các bước để mà đăng ký sang EU. Trong đề án đó có phần nêu lên những yêu cầu gì chúng ta cần phải bổ sung để nộp sang EU. Về mặt tư vấn, sẽ có 2 tư vấn, một là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, 2 là các chuyên gia của dự án sang.
Các chuyên gia mới sang lượt đầu tiên tổ chức tập huấn cho biết những yêu cầu cần phải làm gì đối với bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại EU. Bước đầu họ cung cấp một số hồ sơ của các chỉ dẫn địa lý khác để chúng ta tham khảo. Trong năm 2015, đề án sẽ hình thành xong”.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Dang-ky-bao-ho-chi-dan-dia-ly-ca-phe-Buon-Ma-Thuot-tai-EU-108-47890.html
Có thể bạn quan tâm

Sau mùa vụ nuôi tôm kéo dài hơn 6 tháng, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bắt tay vào làm vụ lúa cấy trên đất nuôi tôm. Khắp nơi bà con đang nhanh tiến độ gieo mạ, làm đất để dồn sức cho mùa vụ mới.

Cồn Cống là cù lao nhỏ nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại trên sông Tiền, thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Với một mặt hướng thẳng ra Biển Đông, Cồn Cống không khác gì chốt tiền tiêu thiên nhiên, ngày đêm canh giữ vùng biển hạ lưu sông Tiền.

Làm thế nào để tiêu thụ hết sản lượng thanh long sản xuất ra với giá cả hợp lý, tăng thu nhập cho nông dân…? Đó là mục tiêu để mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp được hình thành.

Nhiều đề tài, dự án trồng nấm bước đầu có hiệu quả như “Xây dựng mô hình SX nấm dược liệu, nấm thực phẩm cao cấp” của Cty nấm Thuận Thái, “Xây dựng nhân rộng mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu” của Trường CĐ Công nghệ & kinh tế Bảo Lộc, “Xây dựng mô hình trồng một số loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng...

Theo đánh giá của huyện, trong 6 tháng qua, tình hình nuôi tôm biển cực kỳ khó khăn, tôm chết hàng loạt dẫn đến nhiều thiệt hại lớn cho người nuôi. Năm nay, tiến độ thả giống nuôi tôm biển rất chậm, toàn huyện chỉ thả khoảng 13.000 ha so kế hoạch 16.000 ha, đạt 85% kế hoạch năm, so cùng kỳ giảm 14% (2.231 ha).