Nâng Cao Ý Thức Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 8/3, Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 và H7N9 cho gần 600 cán bộ thú y của các trạm thú y trên địa bàn TP.
Theo Chi cục Thú y, từ đầu năm tới nay, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng trên địa bàn TP vẫn ổn định, chưa phát hiện dịch cúm A/H7N9 trên gia cầm, trên người và môi trường. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm tại TP vẫn rất cao do Hà Nội là địa bàn chăn nuôi số lượng gia cầm lớn, trên 23 triệu con, bao gồm nhiều chủng loại, kể cả chim cút, bồ câu…
Trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 60% gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát dịch bệnh. Cùng với đó, Hà Nội là địa bàn đông dân cư, lượng tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm lớn trong khi hoạt động giết mổ và kiểm soát vận chuyển vẫn còn những hạn chế nhất định.
Tại hội nghị, Chi cục Thú y Hà Nội đã thông báo, phổ biến tới cán bộ thú y các quận, huyện thị xã những nội dung cơ bản của Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng virus cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người do UBND TP ban hành. Đồng thời, Chi cục cũng hướng dẫn các trạm thú y triển khai các biện pháp cụ thể để ứng phó với dịch cúm gia cầm. Thông qua hội nghị, đội ngũ cán bộ thú y các địa phương có thêm kiến thức, kỹ năng để phổ biến và hướng dẫn người dân trên địa bàn chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm.
Ông Đỗ Phú Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết thêm, từ đầu năm tới nay, Chi cục đã chỉ đạo các trạm thú y thực hiện giám sát dịch bệnh tới tận hộ chăn nuôi.
Qua lấy mẫu giám sát để dự báo dịch bệnh với tổng số 1.478 mẫu Swab gộp, 735 mẫu máu và 40 mẫu nước uống gia cầm, hiện chưa phát hiện có dương tính với H7N9 trên địa bàn TP. Hưởng ứng Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do Bộ NN&PTNT phát động, Chi cục Thú y Hà Nội đã cấp tiếp thêm hơn 33.000 lít hóa chất để thực hiện vệ sinh tiêu độc từ 12-15/3.
Có thể bạn quan tâm

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.