Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha

Duyên Hải (Trà Vinh) Trồng Cây Hành Tím Vụ Nghịch Lợi Nhuận Hơn 70 Triệu Đồng/ha
Ngày đăng: 05/12/2014

Từ đầu tháng 12, giá củ hành tím thương phẩm được thương lái thu mua tại ruộng có mức dao động từ 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg. Với mức giá này thì lợi nhuận thu được là hơn 70 triệu đồng/ha, chỉ sau 60 ngày trồng.

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Anh Lê Văn Điền cũng vừa thu hoạch xong 4,5 công cây hành tím vào đầu tháng 12, năng suất bình quân 1 tấn/công và đang tiến hành phơi khô tại ruộng. Anh Điền cho biết: Do đây là vụ sản xuất hành tím nghịch mùa nên năng suất không cao, nhưng với giá củ hành thương phẩm như hiện nay thì sau khi trừ các khoản chi phí anh thu về lợi nhuận gần 35 triệu đồng.

Đây là năm thứ 3 anh Lê Văn Điền chọn cây hành tím làm cây trồng chính của gia đình. Anh Điền cho biết: Trồng cây hành tím mùa nghịch tuy năng suất chỉ bằng phân nửa so với vụ chính, nhưng bù lại là giá hành giống giảm mạnh từ gần 40.000 đồng/kg xuống dưới 20.000 đồng/kg, nên người trồng vẫn thu được lợi nhuận khá cao.

Theo tính toán của anh Điền, chi phí đầu tư cho quá trình sản xuất chỉ khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng/công, thì trồng 1 công cây củ hành tím sẽ thu lợi nhuận từ 6 đến 8 triệu đồng là chắc chắn. Từ đó nhiều hộ nông dân chọn cây hành tím là cây trồng chủ lực của gia đình. Anh Điền cho biết thêm: Hiện tại gia đình anh đang tiếp tục cải tạo đất để chuẩn bị xuống giống vụ hành tím chính vụ, với diện tích 10,5 công.

Hiện nay, nông dân các xã ven biển của huyện Duyên Hải đang khẩn trương thu hoạch vụ hành tím mùa nghịch để chuẩn bị đất cho vụ sản xuất chính. Vụ sản xuất hành tím mùa nghịch này nông dân trồng hơn 150 ha, tập trung tại các xã Trường Long Hòa, Dân Thành và Đông Hải; trong đó, nhiều nhất là xã Trường Long Hòa với hơn 100 ha.

Theo ghi nhận của nhiều nông dân, nguyên nhân dẫn đến diện tích trồng cây củ hành tím tăng nhanh, là do loại cây trồng này có ưu điểm so với các loại cây màu truyền thống ở địa phương như: dưa hấu, khoai lang là thời gian thu hoạch khá ngắn, chỉ 60 ngày, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc, giá cả đầu ra khá ổn định, có thể bảo quản được thời gian dài và điều quan trọng hơn có thể gieo trồng quanh năm.


Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong nông nghiệp được hiểu là đưa công nghệ và kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế.

24/07/2015
Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân Tập trung tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân

Sáng 21/7, tại TP Tuy Hòa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Yên Lê Văn Trúc đồng chủ trì hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Tham gia hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Thủy sản, đại diện một số cục, vụ, viện thuộc Bộ NN-PTNT; lãnh đạo UBND các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định; các doanh nghiệp và ngư dân tham gia chuỗi liên kết tại ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

24/07/2015
Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh Diễn Châu (Nghệ An) có hơn 3,3 ha tôm nuôi bị bệnh

Hiện nay, hơn 3,3 ha tôm nuôi trên địa bàn Diễn Châu (Nghệ An) đã xuất hiện bệnh. Một số đầm, tôm chết nhiều nên phải thu hoạch sớm.

24/07/2015
Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Đang là mùa mưa nên nhiệt độ thường giảm xuống, các chỉ số môi trường thay đổi liên tục; Do đó người nuôi tôm ở Sóc Trăng cần theo dõi thông tin khuyến cáo của ngành chức năng, đặc biệt là thông báo quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, diễn biến thời tiết, cảnh báo dịch bệnh… để bà con có 1 vụ nuôi thành công.

24/07/2015
Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan Nỗ lực cứu sò huyết Ô Loan

Sò huyết Ô Loan là đặc sản của Phú Yên, nhưng nhiều năm nay loài thủy sản này gần như bị cạn kiệt. Nuôi sò huyết là công việc mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm Ô Loan. Hiện Nhà nước đang đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi nhằm từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

24/07/2015