Nâng Cao Chất Lượng Đàn Lợn Đực Giống

Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương vừa nhập bổ sung 20 con lợn đực giống của Viện Chăn nuôi Việt Nam, Công ty liên doanh France Hybrides Việt Nam.
Trong đó có 5 con lợn đực giống Maxter, 10 con lợn đực giống Pi4 với tỷ lệ thịt nạc hơn 62%. Trung tâm cũng thải loại những con đực giống cao tuổi, chất lượng tinh kém, không phù hợp. Đến nay Trung tâm Giống gia súc tỉnh có 110 con lợn đực giống với 10 giống cho tỷ lệ thịt nạc từ 58 - 65%. Trung tâm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008 vào công nghệ sản xuất tinh dịch lợn từ nhiều năm nay.
Trước khi đưa vào pha chế, các chỉ tiêu kỹ thuật đều được đo bằng máy đo mật độ tinh trùng của Viện Chăn nuôi Việt Nam, bảo đảm đạt tiêu chuẩn theo quy định. Hằng năm, đàn lợn đực giống của trung tâm được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giám định, bình tuyển, Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra máu và được công nhận là cơ sở bảo đảm tốt về chất lượng con giống và an toàn dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.

Trong năm 2014, dự án Lifsap đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi tại địa phương lắp đặt được 130 công trình hầm biogas, 1 cơ sở giết mổ tập trung tại xã Bàu Hàm 2 và 1 lò giết mổ vệ tinh tại tỉnh lộ 25 đều đã đi vào hoạt động. Huyện cũng đã phát triển được hơn 100 hộ chăn nuôi heo theo chuẩn ViệtGAP, tăng gấp đôi so với năm 2013.

Krông Pa là huyện có khí hậu nắng nóng quanh năm nhưng lại sở hữu điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê. Hiện nay, đàn dê ở Krông Pa được coi là lớn nhất tỉnh Gia Lai, trên chín ngàn con. Bởi vậy, nơi đây nhiều người biết đến như là “xứ sở ngàn dê”. Và thịt dê trở thành món không thể thiếu trong những lúc nhâm nhi và trong cả ngày Tết của người dân vùng này.

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.