Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Chân Trắng

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Sau thời gian ương 30 ngày, Trung tâm đã tiến hành hội thảo và đánh giá kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt >90%, tốc độ tăng trưởng tốt (khối lượng bình quân: 2,08 g/con); do ao ương có diện tích nhỏ và khép kín, giúp kiểm soát tốt được chất lượng môi trường nước, hóa chất xử lý và phòng trị bệnh, từ đó giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý, kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ (lượng thức ăn giảm khoảng 40-50% trong tháng đầu so với ao nuôi thả trực tiếp). Với kết quả này hiệu quả mô hình ước tính trên 120.000.000 đồng.
Để được kết quả như trên, kỹ sư Vũ Đức Chính – cán bộ kỹ thuật mô hình có nhận xét: Người nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật; công trình nuôi phải đầu tư bài bản (lót bạt toàn bộ ao ương, có hệ thống rào và mái che bằng lưới; hệ thống quạt nước và máy sục oxy đáy sử dụng điện lưới 3 pha….). Từ đó, hạn chế rủi ro do biến động môi trường và dịch bệnh xảy ra, tôm giống có khả năng kháng bệnh tốt (đặc biệt là bệnh chết sớm- hoại tử gan tụy).
Từ kết quả mô hình, Trung tâm sẽ triển khai mô hình tiếp theo là sử dụng con giống sau khi ương để nuôi thương phẩm, đồng thời cũng tiếp tục theo dõi kết quả nuôi thương phẩm của mô hình để có đánh giá kết quả sau này. Bên cạnh đó làm tốt công tác chuyển giao kết quả từ mô hình ương thành công cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 32.666 tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2013 (khai thác 16.405 tấn, tăng 7,8%; nuôi trồng 16.261 tấn, tăng 9,6%).

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.