Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng

Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng
Ngày đăng: 22/05/2014

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Đầu năm 2014, người dân thôn Nam Tiến đã được đi lại trên con đường bằng bê tông. Theo bà con nơi đây thì trước đây, con đường này còn là đường đất nên mùa mưa đi lại rất khó khăn, nhiều đoạn còn lầy lội. Vì thế, từ ngày tuyến đường được kiên cố hóa, bà con đã vui mừng khôn xiết.

Anh Lê Tuấn Đình, một người dân trong thôn chia sẻ: “Có con đường mới, việc chuyên chở hàng hóa cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Trước đây, để mang được hàng nông sản ra chợ thì tiền chuyên chở tốn gấp đôi so với bây giờ. Đến nay, con đường được mở rộng, vừa giúp người dân giảm chi phí vận chuyển, vừa hạn chế tình trạng tư thương ép giá như trước đây. Không những vậy, các cháu học sinh đến trường cũng nhờ đó mà đỡ gian nan hơn nhiều”.

Theo ông Đinh Công Đình, Trưởng thôn Nam Tiến thì trong năm 2013, với tổng số vốn đầu tư từ Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên, tuyến đường nội thôn dài hơn 1km đã được bê tông hóa.

Ngoài sự hỗ trợ về vốn của dự án, thôn đã linh hoạt trong việc vận động các hộ dân hiến đất để giải phóng mặt bằng, cũng như góp ngày công lao động. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến đường nội thôn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tạo điều kiện cho bà con trong quá trình đi lại, sản xuất, cũng như làm cho bộ mặt của thôn thêm khang trang.

Tương tự, được sự hỗ trợ từ Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông”, hiện nay, hội trường thôn Thanh Thái đã được xây mới khang trang, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của bà con.

Theo Ban tự quản thôn Thanh Thái thì trước đây, mỗi lần muốn phổ biến chủ trương, chính sách gì là thôn phải mượn tạm nhà dân để sinh hoạt nên hiệu quả các buổi họp nhiều lúc không được như mong muốn. Còn từ khi có hội trường mới, không những ban tự quản thôn, mà tinh thần bà con cũng phấn khởi hơn hẳn.

Theo ông Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Nâm Nung thì với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", thời gian qua, địa phương tích cực lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình để xây dựng nhiều công trình, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt của bà con.

Chỉ tính riêng năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, xã đã tranh thủ được nguồn vốn lên đến hàng tỷ đồng từ các dự án để xây dựng gần 3,2 km đường giao thông nông thôn, 2 cây cầu, 1 đường dây điện vào khu sản xuất thôn Dốc Du, 2 hội trường  thôn.

Điều đáng kể hơn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các dự án, địa phương cũng luôn lồng ghép và phát huy được sức mạnh của toàn dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, mỗi công trình được thi công, xây dựng, hoàn thiện đều có sự góp sức, góp của của hàng ngàn hộ dân trong xã.

Ông Trần Văn Quảng cho biết thêm: “Mặc dù hạ tầng nông thôn của xã từng bước được cải thiện, nhưng hiện nay vẫn còn những khó khăn nhất định. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tìm giải pháp, tranh thủ lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, cũng như vận động nhân dân đóng góp, để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi…, nhằm thúc đẩy hạ tầng, kinh tế ngày càng phát triển hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Chép Lai Hiệu Quả Cao Tại Liên Châu (Hà Nội) Mô Hình Nuôi Cá Chép Lai Hiệu Quả Cao Tại Liên Châu (Hà Nội)

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.

20/05/2014
Nuôi Tôm Bằng Công Nghệ Semi Biofloc Hiệu Quả Thấy Rõ Nuôi Tôm Bằng Công Nghệ Semi Biofloc Hiệu Quả Thấy Rõ

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

20/05/2014
Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Thoát Nghèo Tư Đam Mê Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Thoát Nghèo Tư Đam Mê

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

20/05/2014
Thiếu Nguyên Liệu Giữa Vùng... Nguyên Liệu Thiếu Nguyên Liệu Giữa Vùng... Nguyên Liệu

Đại Từ được coi là “vựa chè” của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích chè cho thu hoạch hơn 6.000 ha, chiếm 1/3 diện tích của tỉnh Thái Nguyên, và là huyện có diện tích chè đứng thứ hai so với cả nước, chỉ sau huyện Bảo Lộc của tỉnh Lâm Đồng.

20/05/2014
Bài Học Thương Mại Từ Trái Dừa Coco Easy Bài Học Thương Mại Từ Trái Dừa Coco Easy

Trái dừa xiêm sau khi hái xuống được gọt sạch và xử lý bằng tia laser với nắp khui cắm vào vỏ quả dừa, khi uống chỉ việc bật nắp như bật lon nước ngọt.

20/05/2014