Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Thoát Nghèo Tư Đam Mê

Nghề Nuôi Ong Lấy Mật Thoát Nghèo Tư Đam Mê
Ngày đăng: 20/05/2014

Nuôi ong lấy mật là nghề không còn xa lạ đối với người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhiều hộ dân trong tỉnh chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một số hộ dân đã biết tận dụng diện tích vườn đồi, rừng và trang trại để phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao.

Ở tuổi ngoài bảy mươi - nhẽ ra nên nghỉ ngơi, sum vầy bên con cháu thì ông Trịnh Minh Tự - Tổ 38, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái lại say mê với nghề nuôi ong lấy mật. Việc nuôi ong không chỉ làm thỏa mãn niềm đam mê của bản thân mà còn đem lại cho gia đình ông nguồn thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.

Trước đây ông Tự làm ở Công ty ong Hoàng Liên Sơn, với những kiến thức đã học với lòng yêu nghề ông hăng say làm việc. Đến năm 1990, Công ty ong Hoàng Liên Sơn giải thể cũng là ngày ông về hưu. Nhưng niềm đam mê cộng với lòng yêu nghề, ông quyết tâm không từ bỏ ý định nuôi ong.

Ban đầu khi mới về hưu, điều kiện kinh tế còn chưa có nhiều nên gia đình ông chỉ nuôi hơn chục tổ. Nhờ có nhiều kinh nghiệm trong nuôi ong nên đàn ong gia đình luôn khỏe mạnh, tốc độ tăng trưởng đàn ong luôn được duy trì.

Chỉ tính riêng năm 2013, gia đình ông thu được gần 900 lít mật ong, với giá bán trung bình 150.000 đồng/lít, sau khi trừ đi mọi chi phí cũng cho thu lãi hơn 90 triệu đồng. Ngoài nguồn thu về bán mật ong, gia đình ông Tự cũng có một nguồn thu đáng kể từ việc bán ong giống.

Là Chi hội trưởng Chi hội nuôi ong thành phố Yên Bái, ông có nhiệm vụ giúp liên kết giữa các thành viên trong chi hội, cùng nhau đoàn kết làm ăn, ngoài ra ông còn hướng dẫn về kỹ thuật cũng như chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong với các thành viên. Thông qua các lần họp chi hội được tổ chức mỗi năm 2 lần, các hội viên trong chi hội có cơ hội trao đổi, tăng cường sự hỗ trợ về giống, vật tư giữa các thành viên.

Tính đến đầu năm 2014, toàn chi hội có tất cả 803 đàn ong, thu được gần 10 nghìn lít mật trong năm 2013, sau khi trừ mọi chi phí cũng mang về cho các hội viên nguồn thu đáng kể.

Ông Tự chia sẻ: “Ai nuôi ong rồi mới biết, cái nghề này càng làm càng mê. Nuôi ong không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc.

Trong quá trình nuôi phải nắm bắt rõ đặc tính đi lại, ăn uống, quy luật trưởng thành cũng như các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như thối ấu trùng, ỉa chảy... từ đó mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong được. Hơn hết, phải thật sự yêu thích để có kiến thức nhất định về vòng đời, sự sinh trưởng, đặc tính của loài ong và biết cách luân chuyển đàn ong tìm nơi có nguồn mật hoa dồi dào”.

Mùa khai thác mật ong quanh năm nhưng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch, những tháng còn lại chủ yếu để ong “an dưỡng” và giữ thế đàn. Mỗi năm khi hết mùa hoa nhãn ở xã, ông Tự lại thuê xe đưa đàn ong mật đón mùa hoa nhãn, hoa vải... chủ yếu ở vùng Văn Chấn, Nghĩa Lộ.

Khâu vận chuyển phải nhanh chóng, tốt nhất vào ban đêm và đảm bảo không vỡ tổ; đồng thời cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn dự trữ cho ong trong suốt quá trình vận chuyển.

Khi được hỏi bí quyết nào dẫn đến thành công, với vẻ tự tin của người sành nghề, ông Tự vừa cười vừa nói: "Đó là niềm đam mê và lòng yêu nghề, chính nghề nuôi ong đã tạo cho tôi một niềm vui và sức khỏe".

Cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi ong lấy mật, anh Nguyễn Hữu Công - thôn Suối Chép, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình có niềm đam mê với nuôi ong từ còn niên thiếu. Ngày còn nhỏ, vì đam mê với nghề nuôi ong, anh đi bắt ong về nuôi.

Khi lập gia đình rồi có điều kiện kinh tế thì anh bắt đầu đầu tư vào nuôi ong lấy mật, ban đầu chỉ là 22 đàn, rồi qua kinh nghiệm thực tế cộng với học hỏi của những người nuôi ong đi trước nên đàn ong của gia đình anh phát triển khỏe mạnh.

Năm 2013, gia đình anh thu được hơn 1.200 lít mật, mỗi loại hoa có một loại mật với hương vị riêng và giá bán khác nhau, sau khi trừ đi mọi chi phí cũng cho gia đình anh thu lãi hơn 100 triệu đồng. Cũng từ nghề nuôi ong lấy mật mà anh chị có điều kiện cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

Nghề nuôi ong quả là một nghề “một vốn bốn lời” bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể bán như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này chữa bệnh rất tốt. Trong khi đó vốn đầu tư cho việc nuôi ong không nhiều. Ngoài ra quá trình ong hút mật còn có thể giúp cho vườn cây ăn quả được thụ phấn.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả Mô Hình Sử Dụng Thức Ăn Lên Men Lỏng Chăn Nuôi Lợn Thịt Phát Huy Hiệu Quả

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.

01/08/2014
Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.

15/07/2014
Giá Tiêu Tăng Mức Kỷ Lục Giá Tiêu Tăng Mức Kỷ Lục

Ngày 31-7 giá tiêu trung bình tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã lên mức 187.000-188.000 đồng/kg trong khi giá bán tại các hộ bảo quản tốt, độ ẩm dưới 12% là 200.000 đồng/kg.

01/08/2014
Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm Quang Bình Thực Hiện Tốt Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Gia Súc, Gia Cầm

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

16/07/2014
Bắc Ninh Nuôi Cua Đồng, Mô Hình Mới Phát Triển Kinh Tế Bắc Ninh Nuôi Cua Đồng, Mô Hình Mới Phát Triển Kinh Tế

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn phổ biến dân dã. Hiện nay, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nên cua đồng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.

01/08/2014