Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng

Nâm Nung Tranh Thủ Mọi Nguồn Lực Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng
Ngày đăng: 22/05/2014

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Đầu năm 2014, người dân thôn Nam Tiến đã được đi lại trên con đường bằng bê tông. Theo bà con nơi đây thì trước đây, con đường này còn là đường đất nên mùa mưa đi lại rất khó khăn, nhiều đoạn còn lầy lội. Vì thế, từ ngày tuyến đường được kiên cố hóa, bà con đã vui mừng khôn xiết.

Anh Lê Tuấn Đình, một người dân trong thôn chia sẻ: “Có con đường mới, việc chuyên chở hàng hóa cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Trước đây, để mang được hàng nông sản ra chợ thì tiền chuyên chở tốn gấp đôi so với bây giờ. Đến nay, con đường được mở rộng, vừa giúp người dân giảm chi phí vận chuyển, vừa hạn chế tình trạng tư thương ép giá như trước đây. Không những vậy, các cháu học sinh đến trường cũng nhờ đó mà đỡ gian nan hơn nhiều”.

Theo ông Đinh Công Đình, Trưởng thôn Nam Tiến thì trong năm 2013, với tổng số vốn đầu tư từ Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên, tuyến đường nội thôn dài hơn 1km đã được bê tông hóa.

Ngoài sự hỗ trợ về vốn của dự án, thôn đã linh hoạt trong việc vận động các hộ dân hiến đất để giải phóng mặt bằng, cũng như góp ngày công lao động. Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến đường nội thôn đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần tạo điều kiện cho bà con trong quá trình đi lại, sản xuất, cũng như làm cho bộ mặt của thôn thêm khang trang.

Tương tự, được sự hỗ trợ từ Dự án “Tăng cường năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông”, hiện nay, hội trường thôn Thanh Thái đã được xây mới khang trang, rộng rãi, đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của bà con.

Theo Ban tự quản thôn Thanh Thái thì trước đây, mỗi lần muốn phổ biến chủ trương, chính sách gì là thôn phải mượn tạm nhà dân để sinh hoạt nên hiệu quả các buổi họp nhiều lúc không được như mong muốn. Còn từ khi có hội trường mới, không những ban tự quản thôn, mà tinh thần bà con cũng phấn khởi hơn hẳn.

Theo ông Trần Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Nâm Nung thì với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau", thời gian qua, địa phương tích cực lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình để xây dựng nhiều công trình, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất, sinh hoạt của bà con.

Chỉ tính riêng năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, xã đã tranh thủ được nguồn vốn lên đến hàng tỷ đồng từ các dự án để xây dựng gần 3,2 km đường giao thông nông thôn, 2 cây cầu, 1 đường dây điện vào khu sản xuất thôn Dốc Du, 2 hội trường  thôn.

Điều đáng kể hơn, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các dự án, địa phương cũng luôn lồng ghép và phát huy được sức mạnh của toàn dân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, mỗi công trình được thi công, xây dựng, hoàn thiện đều có sự góp sức, góp của của hàng ngàn hộ dân trong xã.

Ông Trần Văn Quảng cho biết thêm: “Mặc dù hạ tầng nông thôn của xã từng bước được cải thiện, nhưng hiện nay vẫn còn những khó khăn nhất định. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tìm giải pháp, tranh thủ lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau, cũng như vận động nhân dân đóng góp, để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi…, nhằm thúc đẩy hạ tầng, kinh tế ngày càng phát triển hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến Chuyển Giao Công Nghệ Nuôi Chim Yến Cho Các Tỉnh, Thành Phố Với Trên 300 Nhà Yến

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

28/11/2013
Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

28/11/2013
Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao Về Nơi Vùng Lúa Chất Lượng Cao

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

28/11/2013
Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ Hội Thảo Mô Hình Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao Trên Nền Ao Tôm Nước Lợ

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.

28/11/2013
Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu

Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.

28/11/2013