Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâm NJang Chủ Động Nguồn Nước Cho Cây Trồng

Nâm NJang Chủ Động Nguồn Nước Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 26/03/2014

Những năm qua, tận dụng địa hình và nguồn nước tại các khe suối, nông dân xã Nâm N’Jang (Đắk Song) đã chủ động đào ao tích trữ nước. Nhờ đó, mặc dù đang trong giai đoạn mùa khô nhưng các loại cây trồng trên địa bàn đều bảo đảm nguồn nước tưới.

Gia đình ông Lê Quang Long, thôn 2 có 4 ha tiêu và cà phê. Để chủ động nguồn nước tưới, trong vòng 6 năm trở lại đây, gia đình ông đã thuê máy múc đào được 3 ao tích trữ nước.

Ông Long cho biết: “Trước đây, do không chủ động được nguồn nước tưới nên cứ đến mùa khô, gia đình tôi lại phải vất vả tìm kiếm nguồn nước hoặc xin ở các gia đình khác. Cà phê là một loại cây trồng có nhu cầu về lượng nước tưới rất lớn. Vào mùa khô phải tưới từ 3 đến 5 lần, nếu chỉ dựa vào nguồn nước tại các hồ, đập chung của xã thì không đủ. Do đó, gia đình tôi phải chủ động đào ao để tích trữ nước đủ tưới cho vườn cà phê”.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Bá Sang, thôn 3 cũng đã đầu tư hơn 7 triệu đồng để thuê máy múc đào 1 ao chứa nước với diện tích 500m2.

Ông Sang cho biết: “Gia đình tôi trồng trên 1.500 trụ tiêu. Từ ngày đào hồ tích nước, gia đình tôi không phải lo lắng việc thiếu nước cho mùa khô nữa. Do chủ động được nguồn nước tưới nên công việc tưới tiêu cũng bớt cực hơn. Cây hồ tiêu được tưới nước đầy đủ nên phát triển khỏe mạnh hơn, đúng chu kỳ sinh trưởng hơn. Năm qua, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 4 tấn, tạo được nguồn thu nhập ổn định”.

Theo UBND xã Nâm N’Jang thì ngoài 3 công trình hồ, đập, do nhà nước đầu tư xây dựng thì trên địa bàn còn có khoảng 2.000 ao, hồ do nhân dân tự đào. Đa số các hồ chứa này đều dự trữ đủ nước cho mùa khô, góp phần bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng.

Kết quả này là do bà con đã có ý thức cao trong việc chủ động dự trữ, tưới nước tiết kiệm nên công tác phòng chống khô hạn đạt kết quả cao. Toàn xã có tổng số trên 3.500 ha cây trồng các loại, nhưng lượng nước tưới trên địa bàn vẫn bảo đảm cung cấp đủ cho người dân.

Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn nước tưới trong toàn bộ mùa khô, xã vẫn đang tập trung quản lý chặt chẽ nguồn nước tại các ao hồ, hướng dẫn người dân sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý, nghiêm cấm các hành vi vi phạm việc bảo vệ nguồn nước dự trữ.

Cùng với việc tập trung đánh giá khả năng nguồn nước tưới thực tế tại các hồ chứa, xã còn tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách sử dụng nước hiệu quả như tưới luân phiên, giữ ẩm, bố trí cây trồng phù hợp với khả năng cung cấp nước. Địa phương cũng đang xin thêm kinh phí để xây dựng thêm 2 hồ đập tại thôn Đắk Lư và thôn 18 nhằm tạo điều kiện bảo đảm nguồn nước tưới cho các loại cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Đường Bình Định Niên Vụ Mới Đầy Thách Thức Đường Bình Định Niên Vụ Mới Đầy Thách Thức

Năm qua, trong bối cảnh khó khăn chung của ngành mía đường, Cty CP Đường Bình Định (BISUCO) đã gặp phải nhiều trắc trở trong kinh doanh, dẫn tới nợ nần nông dân khoản tiền lớn.

04/10/2014
“Phỏng Tay” Với Gạo Ngoại “Phỏng Tay” Với Gạo Ngoại

Các loại gạo này hầu hết được đóng gói đẹp mắt, có thương hiệu để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ngoài gạo nội địa được trồng từ giống ngoại, thị trường còn có gạo nhập khẩu.

04/10/2014
Dưa Hấu, Mía Đầu Mùa Được Giá Dưa Hấu, Mía Đầu Mùa Được Giá

Giá mía tăng một phần do đầu vụ, mặt khác chữ đường vụ này đạt cao, dao động từ 10,5 đến 11 chữ đường, tăng gần 1 chữ đường so với vụ trước. Với giá mía hiện tại, những diện tích đạt năng suất 100 tấn/ha sẽ có lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng, còn năng suất từ 120-200 tấn/ha thì mức lợi nhuận có thể đạt từ 30-60 triệu đồng.

04/10/2014
Hồng Giòn Đà Lạt Giá Rẻ Tràn Xuống Đường Hồng Giòn Đà Lạt Giá Rẻ Tràn Xuống Đường

Trong khi đó, giá mua tại vườn chỉ dao động ở mức 3.000-5.000 đồng một kg. Tuy nhiên, dù đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng tình hình thu mua của các thương lái khá chậm. Ông Hoàng, có vườn trồng hồng khoảng 1ha ở Đức Trọng cho biết dù đã kêu mấy ngày nay, người mua vẫn không đến lấy hàng.

04/10/2014
Nuôi Tôm Khoẻ Mô Hình Hiệu Quả Cần Nhân Rộng Nuôi Tôm Khoẻ Mô Hình Hiệu Quả Cần Nhân Rộng

Trong khi đó, các yếu tố con giống, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến môi trường nuôi luôn biến động; các công trình hạ tầng phục vụ NTCN hiện đang thiếu và yếu, nhất là điện… thì người NTCN nuôi ở mật độ dày (80 - 200 con/mét vuông) khó có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

06/10/2014