Bình Mỹ (An Giang) Hội Thảo Mô Hình Trồng Bắp Thu Trái Non Kết Hợp Nuôi Bò

Sáng ngày 4/2/2015, Trạm khuyến nông huyện Châu Phú tổ chức hội thảo mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò tại hộ anh Nguyễn Hoàng Mỹ, ấp Bình Hưng 2 xã Bình Mỹ (Châu Phú - An Giang). Buổi hội thảo có đại diện công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang, các ngành chuyên môn của huyện và hơn 40 bà con nông dân trong huyện đến dự.
Tại buổi hội thảo, bà con nông dân được nghe anh Trần Hoàng Mỹ, hiện đang canh tác 2,6 công bắp thu trái non báo cáo quy trình canh tác và hiệu quả hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp nuôi bò. Theo đó, hiệu quả đánh giá trên đất trồng thử nghiệm của anh Mỹ cho thấy, sau 55 – 60 ngày gieo trồng, 01 công đất trồng bắp thu trái non cho lợi nhuận 1 triệu 671 nghìn đồng, được công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang bao tiêu sản phẩm với giá loại I là 14.000 đồng/kg, loại II là 8.000 đồng/kg. Ngoài ra, quan trọng là anh còn tận dụng thân cây bắp để chăn nuôi bò, đây là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.
Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò là mô hình thực hiện theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân một cách bền vững. Hiện vụ Đông – Xuân này, nông dân xã Bình Mỹ đã xuống giống được 8,6 công bắp thu trái non.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.

Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…