Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nam Bộ Phát Triển Mạnh Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Nam Bộ Phát Triển Mạnh Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 05/01/2013

Theo Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mô hình cánh đồng mẫu lớn đang phát triển mạnh ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là vùng ĐBSCL với những nông dân thuần thục trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa.

Vụ Đông Xuân 2012 - 2013, khu vực Nam Bộ có 21 tỉnh, thành đăng ký tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 76.500 ha, tăng 50.000 ha so với mức thực hiện của vụ hè thu 2012.

Việc mở rộng diện tích cánh đồng mẫu lớn dựa trên đánh giá hiệu quả kinh tế trong mô hình này ở một số địa phương trong các vụ lúa 2011 - 2012 cho thấy, riêng tại Nam Bộ lợi nhuận thu được từ mô hình này cao hơn so với ngoài mô hình từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha nhờ việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, đồng thời giảm chi phí sản xuất như lượng giống sạ, số lần phun thuốc trừ sâu bệnh. Giá thành sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn thấp hơn từ 120 - 600 đồng/kg so với ngoài mô hình.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn bắt đầu ở vụ hè thu 2011 bắt đầu triển khai trên diện rộng với tổng diện tích đạt gần 8.000 ha; trong đó, An Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất là 3.857 ha. Bến Tre là tỉnh có diện tích thấp nhất là 47 ha. Sang vụ đông xuân 2011 - 2012, diện tích cánh đồng mẫu lớn đạt gần 20.000 ha với 12/13 tỉnh ở ĐBSCL tham gia; vụ hè thu 2012 là 26.000 ha, tăng hơn 3 lần so với vụ hè thu 2011.

Theo kế hoạch của Cục Trồng trọt, vụ đông xuân 2013 - 2014, các tỉnh phía Nam sẽ có khoảng 200.000 ha tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tại các tỉnh Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định hướng xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” là tiến tới hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa, xuất khẩu 1.000.000 ha và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam.

Để việc tiêu thụ lúa gạo tại các “Cánh đồng mẫu lớn” ở ĐBSCL trong thời gian tới được ổn định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị các Công ty thành viên của Hiệp hội Lương thực làm đầu mối liên kết nông dân ký hợp đồng đầu tư "đầu vào" và thu mua lúa trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn"; từng bước xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo của mỗi doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sẽ cung ứng vật tư đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư hệ thống sấy, kho chứa, xay xát để bao tiêu lúa cho dân theo hợp đồng bằng cách trực tiếp tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu.

Bộ cũng đề nghị các địa phương tổ chức thêm nhiều loại hình tiêu thụ lúa khác như: hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc nhóm nông dân đứng ra làm dịch vụ thu mua, tập hợp lúa trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” như là một thương lái và bán cho doanh nghiệp xuất khẩu…


Có thể bạn quan tâm

Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản Nghiên Cứu Chuỗi Giá Trị Cho Từng Ngành Hàng Nông Sản

Theo đó, thông qua dự án Bộ NN-PTNT sẽ có thêm những kinh nghiệm để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành. Hơn nữa, việc tiếp cận các dự án theo từng công đoạn để giúp tạo ra chuỗi giá trị cho từng ngành hàng nông sản, qua đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí cho các mặt hàng nông sản chính.

17/12/2014
Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.

18/12/2014
Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang Lập Nghiệp Từ Cánh Đồng Hoang

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ nằm giữa đầm nuôi trồng thuỷ sản rộng mênh mông tại khu 12, phường Hà An, ông Khang kể cho chúng tôi nghe quá trình lập nghiệp từ nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2005, vị trí ao đầm hiện tại của gia đình ông chỉ là đồng đất hoang hoá, cỏ lau mọc đầy.

18/12/2014
Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă Ia Grai (Gia Lai) Đầu Tư Nuôi Cá Nước Ngọt Ở Ia Bă

Xã Ia Bă từ lâu được xem là mảnh đất có nhiều tiềm năng trong việc nuôi cá nước ngọt theo hình thức quảng canh của huyện Ia Grai. Thời gian gần đây, mô hình này đang được Hội Nông dân địa phương dành nhiều sự quan tâm, nhằm giúp bà con tiếp tục sản xuất hiệu quả, ổn định cuộc sống.

18/12/2014
Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da Nỗi Lo Cạn Nguồn Cua Da

Cua da to gấp nhiều lần cua thường, hai bên càng có lớp lông như rêu bám. Sau khi lột xác, cua mới đạt kích thước lớn và có mai khá đặc, có con nặng tới 3 lạng. Người dân nơi đây thường đánh bắt bằng lưới bát quái (lưới hình chữ nhật, dài khoảng 5m, rộng khoảng 30cm, ở giữa có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40cm để cố định lưới thành đường ống dài).

18/12/2014