Nuôi Thử Nghiệm Thành Công Cá Trắm Đen Thương Phẩm Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp

Ngày 12-12, Chi Cục Thủy lợi tổ chức hội thảo đầu bờ về nuôi thử nghiệm cá trắm đen thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn (Dak Lak).
Mô hình được nuôi thử nghiệm tại hộ bà Trịnh Thị Thơ (thôn 3), với diện tích 450 m2 mặt nước, mật độ nuôi 1 con/m2, trong đó cá trắm đen 360 con, còn lại là cá chép V1 và cá mè. Chi cục hỗ trợ 100% con giống, thức ăn, kỹ thuật.
Sau 8 tháng nuôi thử nghiệm bằng thức ăn viên tổng hợp, tỷ lệ sống đạt 80%, cá trắm đen đạt trọng lượng trung bình 1,5kg/con. Chi phí đầu tư cho mô hình trên 33 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận mô hình đem lại gần 23 triệu đồng. Theo đánh giá của người thực hiện thì mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi thuần các loại cá truyền thống, đạt được các tiêu chí đề ra, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã.
Nguồn bài viết: http://www.baodaklak.vn/channel/3483/201412/nuoi-thu-nghiem-thanh-cong-ca-tram-den-thuong-pham-bang-thuc-an-vien-tong-hop-2357664/
Có thể bạn quan tâm

1. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật thuỷ sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng như cơ thể cá. Do vậy, động vật thuỷ sản chỉ bị bệnh khi 3 yếu tố sau đồng thời xảy ra:

Gần đây, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa được nông dân nhiều địa phương áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ. Xin giới thiệu một số kỹ thuật khi áp dụng mô hình này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.