Mỹ: Ngô Không Còn Là Cây Lương Thực

Lần đầu tiên ở Mỹ có tình trạng ngô được dùng để chế tạo làm nhiên liệu sinh học nhiều hơn làm thức ăn gia súc, làm giá ngô tăng vọt, gây nhức nhối cho người chăn nuôi và người dân ở các nước nghèo vẫn dùng ngô làm lương thực.
Vốn dĩ cây ngô được xếp vào nhóm cây lương thực; ngô còn được dùng làm thức ăn gia súc. Nhưng giờ đây ngô ngày càng được sử dụng nhiều hơn để làm nhiên liệu cho xe ô tô. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm nay là năm đầu tiên ngô được chế biến công nghiệp thành biomethanol nhiều hơn là dùng để chăn nuôi. Mỹ là nước có sản lượng ngô cao nhất thế giới.
Tính từ 1/9/2010 đến 31/8/2011, ngành công nghiệp chế biến biomethanol tiêu thụ hết 128 triệu tấn ngô. Con số này tương đương 40 % sản lượng ngô năm trước. Khoảng 127 triệu tấn ngô được dùng để làm thức ăn chăn nuôi. Chỉ có khoảng 35 triệu tấn được dùng làm lương thực, làm bỏng ngô để ăn sáng, làm tinh bột, chất làm ngọt và làm một số sản phẩm khác.
Sản lượng biomethanol ở Mỹ trong những năm qua ngày một tăng. Thí dụ năm: 2001 khoảng 25 triệu tấn ngô được dùng để chế biến thành nhiên liệu sinh học, năm 2006 đã lên đến 53 triệu tấn, và theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thì năm tới con số này sẽ là 131 triệu tấn.
Do nhu cầu tăng nên giá ngô tăng nhanh: Đầu năm 2011, giá ngô đã lên đến mức kỷ lục. Bất chấp tình trạng giá cả tăng vọt, các doanh nghiệp Mỹ vẫn sản xuất tới 52 tỷ lít bioethanol vì với giá xăng dầu hiện nay trên thị trường, sản xuát nhiên liệu sinh học từ ngô vẫn sinh lời.
Trong khi đó người chăn nuôi ở Mỹ kêu ca nhiều về chi phí đầu vào ngày càng tăng, họ lo sợ rằng xu hướng này còn tiếp diễn. Ông Bill Roenigk thuộc National Chicken Council, Hiệp hội Vận động hành lang của giới chăn nuôi gia cầm nói: "Giới sản xuất ethanol bao giờ cũng có lợi thế hơn những người chăn nuôi gia súc, gia cầm vì theo luật định thu mua ethanol được nhà nước bảo đảm."
Tuy nhiên không phải chỉ có giới chăn nuôi Mỹ bị tác động xấu của việc tăng giá ngô. Nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới cho rằng lương thực đã bị sử dụng làm chất đốt nên giá cả tăng lên. Nhân dịp hội nghị G-20, các tổ chức này đã yêu cầu các nước không nên hy vọng vào nhiều vào nhiên liệu sinh học, nhưng đề nghị này không được chấp nhận. Trong khi nhà nông Mỹ lo sợ không kham nổi giá ngô làm thức ăn chăn nuôi thì người dân ở các nước nghèo đang lâm vào tình trạng điêu đứng vì giá lương thực trên thị trường thế giới ngày một tăng
Có thể bạn quan tâm

Ngày 5-12, tại thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), Sở Công thương Bắc Giang tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) về kế hoạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh dự buổi làm việc.

Chúng tôi về huyện Long Thành (Đồng Nai), len lỏi qua hàng chục cây số đường đất đỏ, đi dưới những tán rừng cao su xanh ngút tầm mắt, phải cua quẹo qua hàng chục ngã rẽ mới vào đến trang trại của anh Nghiêm Gia Dũng (ấp 2, xã Bàu Cạn).

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.