Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...

Muốn Ăn Rau Sắng Chùa Hương...
Ngày đăng: 24/07/2014

"Muốn ăn rau sắng chùa Hương

Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa"...

(Thơ Tản Đà)

Rau sắng là loài rau khá đặc biệt, từ khi trồng đến lúc cho thu hoạch đầu tiên phải mất từ ba đến năm năm và sau mười năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Những cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.

Đặc biệt, rau sắng có loại cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới có thể cho quả và hạt. Cây rau sắng mọc nhiều ở chùa Hương (Hà Nội) và được coi là đặc sản của vùng này. Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch -mùa lễ hội chùa Hương, rau có giá bán khoảng từ 300.000 đến 400.000 đồng/kg, thậm chí có khi lên đến 1 triệu đồng/kg.

Việc lựa chọn đất trồng là nơi có độ ẩm cao, đất tơi xốp, độ mùn cao. Đất được làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành đào hố, kích thước hố 40x40x40 cm. Bố trí cây trồng: cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,2 m, bố trí trồng hình nanh sấu, song song với đường đồng mức. Vị trí trồng tập trung ở chân đồi.

Bón lót phân chuồng 0,5 đến 5 kg/hố, và phân NPK 0,2 kg/hố. Bón và lấp hố trước khi trồng 15 - 20 ngày. Thời vụ trồng thường vào vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch) hoặc vụ thu từ tháng 8-9 âm lịch. Thời điểm trồng: Chọn những ngày trời râm mát, tốt nhất sau khi có mưa tiến hành vận chuyển và đem trồng.

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phê duyệt dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn" trong đó có cây rau sắng, được triển khai trong ba năm.


Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ thành công xưởng chế biến nông dân Việt vẫn chẳng có lợi gì! Nguy cơ thành công xưởng chế biến nông dân Việt vẫn chẳng có lợi gì!

Với cán cân sản xuất- chế biến như hiện nay, nếu không tổ chức lại sản xuất, thực chất TPP sẽ chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản, biến nước ta thành “công xưởng” chế biến thủy sản, còn người nông dân sẽ vẫn đứng ngoài cuộc.

25/10/2015
Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ mô hình sản xuất lươn giống Thu hơn nửa tỷ đồng mỗi năm từ mô hình sản xuất lươn giống

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

25/10/2015
Ba Vì mở rộng diện tích khoai tây, hoa lily Ba Vì mở rộng diện tích khoai tây, hoa lily

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

25/10/2015
Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt Gỡ bỏ nhiều rào cản cho nông sản Việt

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

25/10/2015
Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

25/10/2015