Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc)

Mô Hình Nuôi Thỏ New Zealand Ở Đình Chu (Vĩnh Phúc)
Ngày đăng: 11/10/2013

Ông Trần Văn Hiện – Bí thư Đảng ủy xã Đình Chu (Lập Thạch - Vĩnh Phúc), là 1 trong 4 hộ tham gia nuôi với mô hình nuôi thỏ của xã cho biết: Gia đình nuôi 25 thỏ cái, hiện nay đều đã sinh sản, nhiều con đã sinh sản lứa thứ hai, mỗi lứa 6 – 8 con. Thỏ con phát triển tốt, khỏe mạnh. Lứa thỏ đầu được bán giống.

Hiện nay, có rất nhiều khách trong và ngoài huyện đặt hàng. Cũng theo ông Hiện, hiện nay thị trường thỏ thương phẩm phát triển mạnh, thịt thỏ trở thành đặc sản của nhiều nhà hàng khách sạn, song mục đích chính của dự án vẫn là nuôi để phát triển trang trại và nhân giống, cấp giống tại chỗ trên địa bàn xã.

Trao đổi về triển vọng của mô hình này, ông Hiện cho biết: Bước đầu triển khai mô hình, mỗi chủ hộ được giao nuôi được trung tâm tư vấn và chuyển giao KHCN Môi trường Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ 30 thỏ giống (25 cái, 5 đực) và gần 500 kg thức ăn. Theo kết quả thực tế, nếu chăm sóc tốt, mỗi tháng thỏ cái sẽ sinh sản 1 lần. Mỗi lần sinh từ 6-8 con. Giá bán thỏ giống là 160 nghìn đồng/đôi. Như vậy mỗi tháng gia đình ông thu nhập gần 10 triệu đồng từ bán thỏ giống.

Chủ hộ thứ 2 được giao triển khai mô hình là ông Trần Anh Tình, tham gia nuôi 25 thỏ cái và 5 thỏ đực. Ông Tình cho biết: “Bước đầu chúng tôi rất yên tâm. Thỏ cái đến kỳ sinh sản đều, triển vọng rất tốt. Nhà tôi có hai lao động, mỗi ngày phải 1 người chuyên theo dõi, chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho thỏ.

Tuy công việc khá nặng nhọc nhưng phải chu đáo, nghiêm ngặt từ việc theo dõi, phối giống đến vệ sinh phòng bệnh… Nhưng nếu so với nuôi lợn thì đỡ vất hơn nhiều, thu nhập lại cao hơn, không lo tiêu thụ, giá lại ổn định”. Được biết, hiện nay, gia đình ông Tình đã bỏ nuôi lợn bột, lợn sinh sản, tập trung phát triển chăn nuôi thỏ.

Qua nhiều tháng triển khai, không chỉ những hộ được giao nuôi mà nhiều người dân trong xã cũng khẳng định đây là một hướng đi mới, phù hợp điều kiện của địa phương. Một người dân trong xã chia sẻ: “Hướng nuôi thỏ như thế này chúng tôi thấy có nhiều thuận lợi như nguồn thức ăn cho thỏ ở đồng đất trung du này rất phong phú, dễ làm, dễ kiếm như dây lang, lá sắn, cây lá tự nhiên”.

Mặt khác, so với nhiều hình thức chăn nuôi khác như gà, dê, rắn… chuồng trại trong nuôi thỏ khá đơn giản, không tốn nhiều diện tích, chi phí đầu tư không lớn, khả năng quay vòng vốn nhanh. Một ưu điểm nữa là thỏ khá dễ nuôi, ít bệnh, dịch. Các bệnh hay gặp ở thỏ như ghẻ, đường ruột, bại huyết đều đã có thuốc đặc trị.

Mặc dù mới được triển khai, song những thành công bước đầu đã đem lại nhiều hy vọng. Theo ông Hiện biết thêm: “4 mô hình nuôi thỏ với những thành công bước đầu cho thấy đã và đang chứng tỏ đây sẽ là một hướng làm kinh tế có triển vọng. Trong thời gian tới, sẽ cho nhân giống mở rộng mô hình chăn nuôi thỏ trước hết là trên địa bàn xã rồi tới các xã lân cận, nhằm đạt mục đích mà Dự án hướng tới: mở rộng chăn nuôi thỏ New Zealand trong toàn huyện Lập Thạch”.


Có thể bạn quan tâm

Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá Xen canh giảm nỗi lo thất mùa, mất giá

Ít cả đất lẫn vốn nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ trồng xen các loại cây trên cùng một diện tích. Đó là cách làm của nhiều nông hộ ở ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) và ấp 7, xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước). Cách làm này vừa giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, hỗ trợ các loại cây cùng phát triển, vừa cho lợi nhuận cao, giảm được nỗi lo thất mùa, mất giá.

25/04/2015
Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ Một số lưu ý khi khởi sự nuôi bò sữa ở nông hộ

Sóc Trăng hiện có tổng đàn bò hơn 26.500 con, trong đó có 6.400 con bò sữa và hơn 90% được nuôi ở mô hình nông hộ; Tuy nhiên, sữa là loại thực phẩm đặc biệt, yếu tố chất lượng chính là đòi hỏi bắt buộc.

25/04/2015
Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Nông dân Hoàng Văn Cát là một trong những người như thế.

25/04/2015
Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm Hợp tác kiểm soát dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.

25/04/2015
Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng con giống, thuốc, thức ăn thủy sản

Ngày 22/4/2015, tại UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), ông Kim Ngọc Thái, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành tỉnh đã nghe lãnh đạo 04 huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú, Châu Thành báo cáo về tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vùng nước mặn - lợ.

25/04/2015