Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm 9 Tháng Đầu Năm

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ Nông nghiệp và PTNT, 9 tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi cả nước còn gặp nhiều khó khăn nhất là giai đoạn 6 tháng đầu năm do giá bán sản phẩm chăn nuôi ở mức thấp trong khi giá thức ăn và các chi phí khác cho chăn nuôi vẫn ở mức cao, cùng với đó, dịch bệnh xảy ra khiến người chăn nuôi thua lỗ và bỏ chuồng nhiều.
Báo cáo của Trung tâm Tin học và Thống kê cho biết tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 9 tháng đầu năm như sau:
Dịch cúm gia cầm: Từ đầu năm đến nay có 2 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày là Khánh Hòa và Vĩnh Long. Tuy nhiên tính đến ngày 22/9 cả nước không còn tỉnh nào có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Dịch lợn tai xanh: Từ đầu năm đến nay có 10 tỉnh xuất hiện dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày là Long An, Quảng Nam, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình và Đắc Lắc. Tính đến ngày 22/9 cả nước không còn tỉnh nào có dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày.
Dịch lở mồm long móng: Từ đầu năm đến nay có 5 tỉnh xuất hiện dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Long An, Phú Yên và Quảng Nam. Tính đến ngày 22/9 cả nước chỉ còn tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ với hơn 1.000 m2, nhưng đó là nơi cô Nguyễn Hoàng Linh (phường An Thạnh, TX.Thuận An - Bình Dương) mở mô hình nuôi gà và heo, tuy quy mô không lớn nhưng mang lại nguồn lợi nhuận khá cao.

Thông tin từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (CASUCO), vụ mía 2013 - 2014, CASUCO đưa ra mức giá sàn bảo hiểm cho nông dân với giá 750 đ/kg, mía 9 CCS tại cầu cảng nhà máy/xí nghiệp.

Ngày 31.1 là thời hạn cuối để các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (Quảng Nam) kết thúc đợt khảo sát, xác định cụ thể diện tích đất có thể chuyển đổi sang trồng cây bông vải với vùng tập trung từ 300 ha trở lên, trên cơ sở đó Sở NN-PTNT để tham mưu UBND tỉnh về thí điểm vùng nguyên liệu bông vải tập trung.

Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ được triển khai tại Trại thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt Hòa Định Đông (Phú Hòa) với số vốn hơn 820 triệu đồng. Sau 24 tháng triển khai, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã sản xuất thành công hơn 47.000 con cá giống và đúc kết ra được các quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ phù hợp với điều kiện ở Phú Yên.

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.