Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Vải Chín

Mùa Vải Chín
Ngày đăng: 04/06/2013

Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.

Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - Trần Văn Lộc, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2013, Bắc Giang cần thực hiện tốt 6 giải pháp chính. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo quy trình an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” và vải sớm Phúc Hòa; phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn trong việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh trong việc thực hiện tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; quy hoạch vùng trồng vải tập trung theo hướng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của các siêu thị như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C... và các chợ đầu mối hoa quả của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo dựng, duy trì bền vững các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống đối với sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Sở Công Thương và các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang tăng cường phối hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, thương nhân, cá nhân trong và ngoài nước trong vận chuyển, tiêu thụ vải thiều Bắc Giang...


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa

Ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An, bà con nông dân trồng rau ăn lá trong mùa mưa thường gặp nhiều rủi ro do ẩm độ không khí cao, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa gió nhiều rau dễ bị dập nát khó bán, bà con phải dùng lưới che nên tốn thêm chi phí. Tuy nhiên, do giá rau cao hơn so với những tháng trồng vào mùa nắng nên bà con vẫn duy trì diện tích trồng.

20/08/2015
Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng

Phú Tân là một huyện cù lao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, cũng là một trong những huyện đi đầu trong tỉnh An Giang về ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những năm qua, huyện không ngừng đổi mới các phương pháp canh tác để tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân, trong đó việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã giúp nông dân giảm thất thoát trên đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận ...

20/08/2015
Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn

Bưởi Diễn là loại cây ăn quả chủ lực của vùng đất đồi gò huyện Chương Mỹ (Hà Nội), mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài đã khiến nhiều chủ vườn đang phải đối mặt với nguy cơ mất mùa.

20/08/2015
Thanh long ruột đỏ rớt giá Thanh long ruột đỏ rớt giá

Theo nhiều nông dân trồng thanh long tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), hiện thanh long ruột đỏ loại ngon bán tại vườn đã rớt giá mạnh, chỉ khoảng 4 ngàn đồng/kg; thanh long dạt nông dân phải cắt bỏ vì thương lái không mua. Nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh do rộ mùa, nguồn cung dồi dào trong khi thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc lại bất ổn.

20/08/2015
Tỉ phú chuối Laba trên đất Đơn Dương (Lâm Đồng) Tỉ phú chuối Laba trên đất Đơn Dương (Lâm Đồng)

Với 1ha chuối Laba đang cho thu hoạch, có giá bán ổn định 7.000 đồng/kg, cộng với tiền bán cây giống, mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đình anh Trần Nam Phi, thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thu về không dưới 550 triệu đồng.

20/08/2015