Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội

Thương lái tiếp tục lùng mua cau non ở Hà Nội
Ngày đăng: 08/10/2015

Từ đầu mùa cưới đến nay, giá cau trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng tăng. Vào các ngày sóc, vọng, giá cau tươi tăng gấp đôi.

Mức giá cau non tại vườn đang được bán 15.000-20.000 đồng/kg, nhiều người dân đã không ngần ngại bán cho đội quân thu mua đang lùng sục tìm mua tại các khu vực ngoại thành Hà Nội.

Một chủ mối bán cau tươi tại chợ Đồng Xa (Mai Dịch, Cầu Giấy) cho biết:

Trung bình mỗi ngày, tại các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa…, đội quân thu mua cau non lùng sục tận thu mua cau non giá cao, có thời điểm lên tới 20.000 đồng/kg.

Thông tin mà chúng tôi có được, một số người tìm cau mua thu gom để bán cho một thương lái Trung Quốc, tuy nhiên chưa một ai được tiếp xúc với thương lái người Trung Quốc này.

Cau mua về sẽ được sấy khô xuất bán sang Trung Quốc để…làm kẹo! Đầu mùa, giá cau non lên tới 20.000 đồng/kg, nhưng sau đó nhiều người bán nên giá cau non đã hạ xuống chỉ còn khoảng 13.000-15.000 đồng/kg.

Những trái cau non chưa đến kỳ thu hoạch đã bị hái bán non.

Dư luận cũng lo ngại kịch bản của một số thương lái Trung Quốc thu gom mua nông sản “non” của nước ta với số lượng lớn, sau đó đột ngột hạ giá hoặc ngừng mua khiến nhiều nông dân điêu đứng vì trót “ôm” khối lượng hàng lớn không tiêu thụ được.

Trước hiện tượng “lạ” này, PV đã liên lạc với Sở NNPTNT Hà Nội, thì đơn vị này cũng tỏ ra khá bất ngờ và cho rằng các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa không trồng nhiều cau, mà các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì mới là địa bàn có nhiều cau. Tuy nhiên đơn vị này chưa được báo cáo về việc có hay không tình trạng thương lái Trung Quốc lùng mua cau non tại các địa bàn nói trên.

Đích thân Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT Hà Nội) - ông Phạm Văn Túy - hứa sẽ “kiểm tra và thông tin sớm đến báo chí”.

Thiết nghĩ, các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương, thị trường… cần vào cuộc, kiểm tra, tuyên truyền để nông dân không mắc “bẫy” của các thương lái Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao Mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao

Vốn đầu tư thấp, tôm nuôi ít phát sinh dịch bệnh, phá thế độc canh cây lúa, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác… là những lợi ích mang lại từ mô hình lúa - tôm kết hợp. Việc nhân rộng mô hình này đã giúp nông dân trong vùng chuyển đổi ổn định cuộc sống.

10/08/2015
Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) nuôi trồng thuỷ sản thiệt hại nặng do mưa lũ Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) nuôi trồng thuỷ sản thiệt hại nặng do mưa lũ

Trận mưa lụt lịch sử diễn ra trong nhiều ngày qua đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo thống kê sơ bộ của UBND huyện, đến thời điểm này, huyện Vân Đồn bị thiệt hại 871 lồng bè nuôi hầu, 384 ô lồng cá, 110 hộ nuôi ốc, hơn 60ha nuôi cá nước ngọt... tổng diện tích khoảng 300ha, chiếm 30% diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện.

10/08/2015
Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội

Việc thịt gà nhập ngoại tràn ngập thị trường đã gióng lên hồi chuông báo động với ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời, chăn nuôi gia cầm trong nước sẽ không có “cửa” phát triển.

10/08/2015
Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

10/08/2015
Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015