Mùa hồng Nam Anh

Hồng đã bén đất Nam Anh từ lâu đời, nhưng trước đây bà con trồng không nhiều vì đất ít đã đành, đây lại là loài cây “khó tính, khó chiều”.
Tuy nhiên, sau khi dự án “Phục tráng giống hồng địa phương” do Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ, cây hồng Nam Anh đã thực sự trở thành thương hiệu, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Trong 9 xóm của xã thì có tới 4 xóm xem đây là cây trồng “chiến lược” với tổng diện tích trên 40 ha.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 tỷ đồng.
Cây hồng gần 50 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Chất (xóm 6) mùa này cho gần 3 tạ quả.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứn (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng Chị Hồ Thị Hồng (Xóm 5) cho hay: hồng muốn ngon còn thùy thuộc kỹ thuật ngâm.
Ngâm quá lâu thì sẽ mất đi vị ngọt nhưng nếu ngâm chưa tới thì quả sẽ bị chát.
Trên địa bàn xã Nam Anh hiện có 5 hộ bao tiêu hơn 70% số hồng của người dân. Hồng Nam Anh đã có mặt ở thị trường trong ngoài tỉnh.
Vào vụ thu hoạch, có rất nhiều lái buôn tìm đến xã Nam Anh thu mua hồng
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, xuất khẩu cà phê trong tháng 4 chỉ đạt gần 16.540 tấn với kim ngạch gần 43,3 triệu USD, giảm gần 250 tấn so với tháng 3-2015. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2015 thì Đồng Nai xuất khẩu được hơn 66 ngàn tấn với tổng giá trị 154,3 triệu USD, đạt hơn 70% về lượng và trên 80% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Vài năm gần đây trên địa bàn huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, nhiều hộ dân đã trồng loại cà tím giống mới của Thái-lan và Nhật Bản thay thế cho giống cà tím ruột trắng của địa phương, mang lại sản lượng và chất lượng cao hơn hẳn.

Một công ty Mỹ đang khởi công xây dựng nông trại lớn nhất thế giới rộng gần 7.000 m2, trồng rau sạch bằng công nghệ khí canh, ước tính cung cấp hơn 900 tấn rau mỗi năm cho người dân thành phố Newark, bang New Jersey

Có tấm bằng đại học trong tay, thay vì ra thành thị xin việc như bao cử nhân khác, chàng trai Phạm Hoàng Lộc, 31 tuổi ở ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang lại quyết định về quê thuê đất trồng cam sành. Nhờ chăm chỉ và nắm bắt được kỹ thuật nên mỗi năm anh có nguồn thu nhập hàng tỉ đồng.

Hiện nay, thương lái đến tận vườn thu mua cam sành của nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) với giá từ 47.000 - 55.000 đồng/kg (loại 1), 35.000 - 40.000 đồng/kg (loại 2), tăng gần gấp đôi so với tháng trước.