Panasonic Trồng Rau Sạch

Đại gia điện tử Nhật Bản - Panasonic muốn người dân Singapore thưởng thức củ cải và rau diếp do chính hãng sản xuất.
Tuần trước, công ty con của hãng đã bắt đầu bán rau củ cho một chuỗi nhà hàng Nhật Bản ở Singapore. Các sản phẩm này được quảng cáo là trồng tại trang trại rau trong nhà đầu tiên được cấp phép ở đây.
Panasonic đang ngày càng tiến sâu trong lĩnh vực công nghệ trang trại khi Singapore muốn giảm phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. "Chúng tôi đã dự đoán trước nông nghiệp là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển, khi đất canh tác trên toàn cầu giảm, khí hậu biến đổi và nhu cầu thực phẩm chất lượng cao, ổn định ngày một tăng lên", Hideki Baba - Giám đốc điều hành Panasonic Factory Solutions Asia Pacific cho biết trên Reuters.
Cơ sở của Panasonic có khả năng sản xuất 3,6 tấn lương thực hàng năm với 10 loại rau quả. Trang trại trong nhà cũng là mảng kinh doanh ưa thích của nhiều đại gia công nghệ Nhật Bản. Fujitsu đang trồng rau diếp tại các nhà máy ở Fukushima, trong khi Sharp trồng dâu tại Dubai.
Tại Singapore, trang trại 248m2 của Panasonic được đặt trong một nhà máy ở ngoại ô. Trong đó, thực vật được chiếu sáng bằng đèn LED màu hồng tím. Họ cũng hạn chế người vào thăm để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và lượng CO2.
Panasonic lên kế hoạch trồng hơn 30 loại rau củ tại đây cho đến tháng 3/2017, cung cấp khoảng 5% nhu cầu tại Singapore. Họ cho biết những sản phẩm trồng tại đây sẽ có giá bằng nửa giá nhập từ Nhật Bản.
Theo Panasonic, Singapore là nơi lý tưởng cho các trang trại trong nhà, do quỹ đất hạn chế và khả năng tự cấp của nước này rất thấp. Singapore là quốc gia có mật độ dân số đông thứ nhì thế giới, theo số liệu của World Bank. Họ hiện nhập khẩu hơn 90% lương thực, thực phẩm.
Năm ngoái, Singapore sản xuất 22.000 tấn rau, chỉ nhỉnh hơn 5.000 tấn so với năm 2004. Trong khi đó, theo Cơ quan Nông lương nước này, họ nhập tới 514.000 tấn rau củ năm ngoái.
Chính phủ Singapore đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn lương thực, thực phẩm và độc lập hơn trong việc sản xuất trứng, cá và các loại rau ăn lá. Nước này đã hỗ trợ vốn và nghiên cứu cho Sky Greens - hãng chuyên trồng rau tại trang trại trong nhà kính.
Một số nơi tại Singapore còn dùng phương pháp trồng cây trong nước. Tuy nhiên, những phương pháp hiện tại cho sản phẩm giá thành khá cao. Nhiều loại rau của Sky Greens được bán trong các siêu thị với giá hơn gấp đôi nhập từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.

Từ đầu năm 2014 đến nay, hoạt động sản xuất, nuôi trồng thuỷ, hải sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển bình thường, không có dịch bệnh xảy ra.