Một bể gas bằng ba bó củi

Bà chỉ cần đứng vặn “tạch tạch tạch”, nấu cơm, luộc rau, nấu cơm rượu ngon lành.
Nhà bà Tiên lúc cao điểm có khoảng 30 đầu lợn, đủ loại từ nái đến lợn sữa.
Toàn bộ chất thải từ chuồng lợn đổ thẳng xuống con kênh cạnh nhà.
Lượng chất thải ngày một nhiều, kênh ô nhiễm trầm trọng, ruồi muỗi nhiều diệt không xuể.
Tháng 10/2014, bà Tiên đăng ký tham gia xây dựng công trình bể biogas, loại 9 mét khối.
Chi phí lắp đặt hết gần 13 triệu đồng.
Bà Tiên được tặng thêm 40 mét dây gas vì bể nằm cách xa khu vực bếp nấu.
“Giờ trong chuồng nhà tôi lúc nào cũng có trên dưới 10 con lợn.
Lượng ga lúc nào cũng đủ dùng chú ạ.
Nấu cơm ngày ba bữa, một bóng thắp sáng dưới bếp thoải mái.
Vài hôm tôi lại bật bếp nấu cả cơm rượu mà vẫn đủ”, bà Tiên kể.
Từ ngày dùng biogas, bà Tiên không phải dậy sớm lên đồi lấy củi như trước.
Đi từ sáng tới trưa muộn, toát mồ hôi mới vác được một bó củi.
Về đến nhà, nấu vèo cái là hết, lại hì hục đi lấy.
Bà Tiên bảo: "Khi mới lắp đặt, tôi được đi tập huấn cách dùng rồi nên dùng dễ lắm.
Lúc nào đun thì mở khóa, bật tạch cái là dùng thôi.
Dùng một năm rồi mà chưa thấy hỏng hay bị làm sao cả”.
Nhà ông Nông Văn Chung, thôn Dạ 2, nuôi 6 lợn thịt, 1 con lợn nái.
Ông Chung đào hố phân ngay cạnh chuồng.
Chất thải dồn ứ, tràn xuống ào gây ô nhiễm môi trường.
Thấy nhà bà Tiên có bể biogas hay quá, ông Chung tò mò ra ủy ban xã đăng ký lắp đặt.
Gần 1 năm nay, ông Chung không còn dùng củi để đun nấu.
Chất thải chăn nuôi cũng không còn tràn xuống ao.
Ông Chung bảo, cái “thằng” biogas này nhìn đơn giản mà hay đáo để, đun nước, nấu cơm vặn “tạch” cái là xong lại không ô nhiễm môi trường.
Bà Hà Thị Mai Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Đường cho biết, cả xã hiện nuôi khoảng 6.000 con lợn, 400 con trâu bò.
Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, SX nông hộ.
Trước đây, với phương thức chăn nuôi truyền thống, người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, toàn bộ chất thải bị xả ra kênh mương, ao hồ.
Nhưng từ năm 2014, có chương trình lắp đặt bể biogas, môi trường đã dần được cải thiện.
Bà Nguyễn Thanh Hương, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cam Đường cho biết, trong năm 2015, có thêm 4 hộ đăng ký tham gia chương trình.
Xã sẽ tập hợp, chuyển danh sách về BQL dự án của tỉnh để xét duyệt.
Cả xã hiện còn khoảng 20 hộ chăn nuôi, quy mô tương đối nhưng chưa lắp đặt bể biogas.
Xã sẽ tiếp tục vận động để những hộ nả tham gia chương trình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo bà Hương, đây là một dự án hết sức thiết thực, cái được lớn nhất là góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
Chính quyền xã cũng thường xuyên đến những hộ đã lắp đặt để kiểm tra, hướng dẫn sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Có thể bạn quan tâm

Ở Dak Lak, ngoài diện tích cà phê, cao su, hồ tiêu... cho hiệu quả kinh tế cao, diện tích đất canh tác còn lại chủ yếu là trồng cây ngắn ngày như: lúa, ngô, đậu đỗ các loại. Các loại cây trồng ngắn ngày kể trên có nhiều hạn chế, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích thấp - chỉ bình quân 20 triệu đồng/ha.

Sáng sớm, khi những giọt sương sa còn vương trên lá, bà con nông dân ở thôn Long Yên, xã Bình Long (Bình Sơn - Quảng Ngãi)- một trong những vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh đã ra đồng thu hoạch kiệu để kịp chiều giặt rửa bán tho thương lái. Đâu đâu cũng thấy người thu hoạch kiệu, giặt kiệu, cân kiệu. Những chiếc xe chở kiệu nặng trĩu nối đuôi nhau chạy trên khắp đường quê, ngõ xóm.

Vụ đông năm 2014 – 2015, huyện Bát Xát (Lào Cai) đưa cây lúa mỳ vào gieo trồng tại 8 xã là Mường Vi, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Thàng, A Lù, Nậm Chạc, Nậm Pung và A Mú Sung, với diện tích 50 ha.

Tràng Lương là xã miền núi của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ở những khu vực trồng lúa kém hiệu quả, các hộ trồng thêm khoai, lạc, nhưng giá trị kinh tế không cao. Trước thực tế đó, anh Tạ Văn Chiến (SN 1986, ở thôn Linh Tràng, xã Tràng Lương) đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang phát triển trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, cây tiêu có mặt trên địa bàn huyện cách đây hơn chục năm, do một số người dân xã Cát Sơn trồng tự phát trên cây rừng, nhưng do chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc nên năng suất không cao. Gần đây, giá tiêu khá cao, 120 - 150 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng tiêu ở Phù Cát được đẩy mạnh.