Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Các hộ nông dân đã thành lập Hợp tác xã thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C.
Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.
Tự nguyện tuân thủ quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C, 7 hộ nông dân ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đã thành lập Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung, mở rộng diện tích lên hơn 20 ha trong niên vụ này, đồng thời chế biến và ra mắt sản phẩm cà phê bột sạch nguyên chất.
Để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của mình, các nông hộ tự nguyện góp vốn trên 3 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Tri Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung cho biết, Hợp tác xã đặt mục tiêu hàng đầu là quy trình sản xuất nghiêm ngặt về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vệ sinh từ đầu vào để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Nâng cao số diện tích nhiều lên và tìm thị trường đẩy ra được nhiều sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận tăng, huy động được nhiều xã viên tham gia để có một thương hiệu cà phê lớn mạnh, ổn định được cuộc sống cho xã viên.
Đắc Hà là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, với trên 7.000 ha. Nhằm nâng cao giá trị cà phê, tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động nhân dân thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín trên 95%, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình sản xuất cà phê sạch, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và liên kết nhóm hộ trong sản xuất kinh doanh cà phê thông qua mô hình hợp tác xã.
Có thể bạn quan tâm

Tuy phong là vùng đất nổi tiếng khô cằn, thừa nắng gió, thiếu mưa, thiếu nước; bởi vậy 30 năm trước khi mới thành lập chỉ là một huyện nghèo nàn; còn bây giờ bộ mặt địa phương đã khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện; phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa…

Lúc chúng tôi đến, vợ chồng ông đang tất bật cho đàn lợn 70 con ăn. Nhìn khu chuồng nuôi gần 200m2 của gia đình ông được quy hoạch bài bản, chúng tôi cũng phải khâm phục.

Hiện nay, tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) mô hình nuôi lươn trong bể có lót bạt nilon, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp đạt năng suất và lợi nhuận khá.

Tại khu vực Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), Đội Kiểm soát Hải quan vừa phát hiện xe tải đầu kéo BKS 15C-00588 chở 320 con chim bồ câu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy tờ kiểm dịch.

Anh Lê Minh Hoan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê 43 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến, trong đó 38 ha ngao Bến Tre, 2 ha tôm, 3 ha cua.