Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mong Chờ Nguồn Tôm Giống Chất Lượng

Mong Chờ Nguồn Tôm Giống Chất Lượng
Ngày đăng: 23/01/2014

Khi người dân đẩy nhanh tiến độ cải tạo đất chuẩn bị cho một vụ tôm nuôi mới cũng là lúc thị trường tôm giống dần “nóng” lên. Để có được những vụ nuôi thành công trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và tình trạng dịch bệnh gan tuỵ chưa được khống chế, hơn bao giờ hết người dân đang kỳ vọng sẽ có nguồn giống chất lượng để giảm đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong khu vực, Cà Mau mỗi năm cần khoảng 16-17 tỷ con giống phục vụ nhu cầu nhiều loại hình nuôi từ công nghiệp đến quảng canh truyền thống. Do vậy, đây là mảnh đất đầy tiềm năng để nhiều trại sản xuất, kinh doanh giống khai thác.

Lợi dụng nhu cầu cao này, nhiều người kinh doanh thiếu lành mạnh bán tôm kém chất lượng tràn lan làm cho người nuôi tôm gặp nhiều rủi ro. Trong khi nhu cầu khá cao, lượng tôm giống sản xuất nội tỉnh chỉ có thể đáp ứng được gần 40%, số còn lại phải nhờ vào nguồn cung ứng ngoài tỉnh. Mà nguồn giống này hiện nay được nhiều người dân đánh giá là chưa thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.

Hiện nay, lượng giống nhập tỉnh đa phần được tập trung về chợ tôm giống thuộc ấp Cây Trâm, xã Định Bình (mà nhiều người quen gọi là chợ tôm giống Tắc Vân). Đây là nơi tập trung phân phối tôm giống không chỉ của các tỉnh ngoài mà còn là điểm giao dịch của các cơ sở sản xuất giống từ Tân Thuận, Đầm Dơi và Năm Căn.

Tuy nằm ngay trạm kiểm dịch nhưng ông Lê Ngọc Ân, ấp Cây Trâm, xã Định Bình, phân vân: “Không biết quy trình kiểm dịch diễn ra như thế nào, nhưng khi mua tôm ở đây đưa đi kiểm dịch lại hầu như không lô nào đạt”.

Trong hai năm trở lại đây, tình trạng tôm chết thường xuyên kéo dài khiến nhiều nông dân phải điêu đứng. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tư, ấp Ba Vinh, xã Định Bình, con giống góp phần rất lớn vào thành công của một vụ nuôi.

Nhiều người đổ cho môi trường bị ô nhiễm, khâu cải tạo không đúng quy trình kỹ thuật… nhưng ngay từ những ngày đầu khi nghề nuôi mới bắt đầu thì tỷ lệ thả đạt cũng rất thấp. Nếu nuôi theo kiểu quảng canh truyền thống thông thường, người nông dân khi thả 50.000 con giống chỉ mong sao còn lại 7.000 - 8.000 là đã mừng. Lúc ấy không thể nói là môi trường bi ô nhiễm hay không đúng kỹ thuật.

Nghề nuôi tôm ngày một khó “ăn” hơn do nhiều yếu tố, trong đó có chất lượng con giống. Chính vì thế, ông Ân thiết tha: “Mong rằng thời gian tới tỉnh sẽ có nguồn con giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất”.


Có thể bạn quan tâm

Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

29/07/2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

29/07/2015
Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

29/07/2015