Đắk Nông cứu cây cao su!

Một thời được mệnh danh là “vàng trắng”, cây cao su đã giúp cho không ít nông dân đổi đời, vươn lên làm giàu, nhưng rồi cũng phải ngậm ngùi rơi vào cảnh bị phá bỏ. Vậy là điệp khúc “trồng-chặt”, một điệp khúc không mong đợi đã tiếp tục diễn ra.
Chuyện phá bỏ cây cao su xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ngoài chuyện giá cả biến động theo chiều hướng bất lợi cho người trồng thì một phần cũng do giá hồ tiêu tăng đến tốc độ “chóng mặt”. Giá hồ tiêu có thời điểm lên tới 230.000 đồng/kg, bình quân nằm ở mức 200.000 đồng/kg, khiến hàng loạt hộ dân ồ ạt chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng tiêu.
Chuyện chặt cao su chuyển sang trồng tiêu cũng có nhiều điều đáng nói. Do sợ tốn kém đầu tư nên người dân chỉ bỏ phần ngọn và giữ lại thân cây cao su để làm trụ trồng tiêu. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, việc trồng tiêu xen trong vườn cao su là không đúng, do nền đất dưới gốc cây cao su thường bị chai cứng nên sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây tiêu phát triển.
Bất chấp những khuyến cáo của ngành chức năng, tình trạng phá bỏ vườn cao su vẫn tiếp tục gia tăng với tốc độ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải làm gì để cứu cây cao su, giúp nông dân cầm cự, giữ được vườn cây, không chạy theo phong trào, chờ đợi đến thời điểm giá cả thị trường có những tín hiệu khả quan hơn.
Rõ ràng, ngoài những lời khuyến cáo, nông dân trồng cao su đang chờ một động thái tích cực của chính quyền, ngành chức năng trong việc giúp họ vượt qua cơn bĩ cực này. Bởi đối với nhiều hộ nông dân trồng cao su hiện nay, điều mà họ mong đợi đó là Nhà nước chỉ đạo ngành ngân hàng cần có biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trong một thời gian cần thiết để giúp họ vượt qua khó khăn trong thời gian giá mủ cao su xuống thấp.
Bên cạnh đó, về tầm vĩ mô, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao chất lượng cũng như đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường... Đồng thời phải làm tốt công tác quy hoạch, thông tin về thị trường để địa phương, người dân có cơ sở phát triển cây cao su một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Sau gần 3 tháng nhận bàn giao từ Chương trình Tấm lưới nghĩa tình của Quỹ Tấm lòng vàng Lao động của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tàu cá 605 CV do Quỹ trao tặng cho Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn chưa một lần vươn khơi bám biển. Vì sao?

Ngày 30-1, các hộ nuôi tôm lớn ở 2 huyện: Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai) cho biết, trong mấy ngày giáp tết, giá tôm sú thương lái mua tại đầm, hồ là 370-420 ngàn đồng/kg tăng khoảng 70-80 ngàn đồng/kg so với ngày thường.

Tuy nhiên, theo các chủ tàu cá khai thác cá ngừ đại dương những ngày giữa tháng 1.2014, giá cá ngừ đại dương được thương lái thu mua với giá từ 100 - 120 ngàn đồng/kg nhưng hiện nay do nhiều tàu trúng đậm nên thương lái ép giá, chỉ còn 80.000 đồng đến 90.000 đồng/kg.

Trong tiết trời lạnh giá của những ngày cuối năm, dọc tuyến đường từ trung tâm thị xã dẫn sang các xã đảo khu vực Hà Nam, chúng tôi được chứng kiến bà con tấp nập chở các loại thuỷ sản: Tôm, cá, cua, ruốc... từ các xã ven biển sang trung tâm thị xã tiêu thụ.

Những trà lúa trên nền ao nuôi tôm ở vùng tôm – lúa Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy được sự tiến bộ về kỹ thuật chăm sóc của nông dân.