Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.
Riêng năm 2012, các xã trong huyện như Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa, Minh Thọ,vv... đã đưa 236 ha vùng đồng sâu trũng vào xây dựng các trang trại nuôi cá - lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài thu nhập từ cây lúa, năng suất cá đạt bình quân 2 tấn/ha/năm, mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ nông dân. Hàng chục mô hình trang trại cá - lúa kết hợp chăn nuôi của các hộ như anh Đỗ Đức Thái, Nguyễn Vũ Thế, Nguyễn Văn Cọng (xã Tế Lợi), ông Đỗ Văn Thắm (xã Minh Nghĩa)... cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Nhằm khuyến khích nông dân trên địa bàn đầu tư mở rộng các mô hình cá nước ngọt - lúa kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt... trong năm 2013, UBND huyện Nông Cống đã phân công cán bộ, kỹ sư về cơ sở giúp các hộ nuôi tháo gỡ khó khăn. Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện vào các trang trại nuôi cá - lúa; chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống như cá trôi, cá trắm, cá gáy... và di ương cá bột bảo đảm chất lượng cung cấp đủ cá giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tập huấn, hướng dẫn cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá - lúa, chọn giống bảo đảm chất lượng, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng hiệu quả, bền vững,vv...
Có thể bạn quan tâm
Xuất thân trong một gia đình nông dân, ông Nguyễn Quang Minh ở xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã thực hiện có hiệu quả mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi và trồng trọt.

Từ hai bàn tay trắng, vậy mà ông Nguyễn Văn Ba ở thôn Tây Phước 1, xã Bình An (Bình Sơn - Quảng Ngãi) đã biến vùng đất hoang vu nơi đây thành một trang trại kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) trù phú, mang lại thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Bình (Yên Bái) luôn có những bước tiến mạnh mẽ. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt trong chăn nuôi thủy sản. Yên Bình đã đưa tiềm năng, lợi thế mặt nước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Nuôi cá nước lạnh (cá tầm và cá hồi vân) là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng. Trong đề án quy hoạch nuôi cá nước lạnh, tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sản xuất được 3.000 tấn cá nước lạnh thương phẩm. Nhưng đến nay, việc phát triển loại cá này đang gặp rất nhiều khó khăn.

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.