Mở Rộng Mô Hình Liên Kết Trồng Bắp Non Ở An Giang

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.
Theo Giám đốc Sở Công thương Mai Thị Ánh Tuyết, khi triển khai mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ một số loại rau màu ở huyện Chợ Mới và Châu Phú, nông dân tham gia mô hình đạt lợi nhuận cao gấp 4 lần so trồng lúa và không lo đầu ra. Trên cơ sở này, Sở Công thương tiếp tục thí điểm triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non tại các huyện: Tri Tôn, Tịnh Biên và An Phú. Mỗi địa phương sẽ thí điểm sản xuất 10 héc-ta, được Sở Công thương và Công ty Antesco hỗ trợ một phần kinh phí về giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bắp non kết hợp nuôi bò. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi, đảm bảo tốt việc cung cấp nước tưới và bơm tiêu, chống úng cho vùng dự án. Sau khi triển khai thí điểm, Sở Công thương sẽ chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình để tiếp tục nhân rộng toàn tỉnh với sự hỗ trợ của tỉnh và hệ thống tín dụng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.