Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã- Lợi Bất Cập Hại

Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã- Lợi Bất Cập Hại
Ngày đăng: 07/03/2014

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm, hiện nay trên địa bàn có hàng ngàn hộ tham gia gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) như rắn, nhím, hươu, lợn rừng...

Song, do tác động của thị trường giá đầu ra sản phẩm rất bấp bênh tác động xấu đến kết quả sản xuất. Rắn là loài ĐVHD đang được gây nuôi nhiều nhất trên địa bàn tỉnh. Trong đó có một số địa phương tập trung nhiều trang trại, gia đình gây nuôi như Lâm Thao, TX Phú Thọ, Thanh Ba, Phù Ninh...

Loài rắn được các hộ gây nuôi hiện nay chủ yếu là rắn hổ mang (với hơn 450 hộ); rắn ráo trâu (hơn 40 hộ). Xã Tứ Xã huyện Lâm Thao được coi là làng nuôi rắn có tiếng với hàng trăm hộ tham gia nuôi, ấp giống, cung cấp thức ăn... Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình nuôi rắn cũng đang lao đao vì giá xuống thấp, giá rắn giống hơn một triệu đồng một kg thì rắn thương phẩm lại chỉ thu được từ 500-600 nghìn/ kg.

Cùng với rắn, nhím cũng là loài động vật được nuôi với số lượng đông, có hơn 400 hộ gia đình ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh nuôi. Cũng khó khăn như rắn, hiện nay vấn đề tiêu thụ con giống, thịt thương phẩm nhím ngày càng trở nên khó khăn, bất lợi cho các hộ gia đình.

Không thể phủ nhận cách đây chừng vài năm, việc phát triển các trại nuôi nhím trong nhân dân được coi là hướng làm ăn mới, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm cho mỗi hộ đầu tư.

Đó là thời điểm đầu ra thị trường nhím giống suôn sẻ với giá mỗi cặp nhím sinh sản bán cho hộ có nhu cầu trong, ngoài tỉnh không dưới 16 triệu đồng. Giá nhím thương phẩm (bán thịt) cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng đặc sản cũng không dưới 700.000 - 800.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, đầu ra nhím giống, nhím thịt không còn thuận lợi như trước. Minh chứng cụ thể là giá nhím giống cung cấp giảm còn một nửa và đến thời điểm hiện tại, giá bình quân trên thị trường giảm gấp ba, bốn lần so với trước đây.

Thị trường sản phẩm nhím thịt còn thảm hại hơn, giá cả liên tiếp sụt giảm từ 400.000 - 500.000 đồng/kg vào năm 2011, nay dừng ở giá 120.000 - 150.000 đồng/kg (chỉ ngang bằng về giá so với thịt thương phẩm của một số vật nuôi thông thường).

Gia đình ông Nguyễn Văn Luân ở khu 2 xã Tam Sơn huyện Cẩm Khê cũng lựa chọn nghề nuôi ĐVHD nhằm cải thiện kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, loài gia đình ông chọn để gây nuôi không phải là rắn, nhím hay lợn rừng mà là con hươu sao.

Ông lý giải cho sự đầu tư của gia đình mình là: Nuôi rắn, nhím thấy thị trường đầu ra cho thương phẩm bấp bênh quá, trong khi nhận thấy nuôi hươu sao là một thị trường tiềm năng; một bộ phận không nhỏ các gia đình có điều kiện kinh tế đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ nhung hươu để bồi bổ sức khỏe. Ông đã gặp cán bộ kiểm lâm địa bàn hỏi nhờ hướng dẫn thủ tục lập trại nuôi, kỹ thuật nuôi và lặn lội vào tận Nghệ An để mua hươu giống.

Thực tế đã chứng minh cho sự lựa chọn của gia đình ông là sáng suốt. Hươu sao là loài dễ gây nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của chúng chủ yếu là thức ăn thô xanh, các loài cỏ giàu chất xơ. Hiện tại, cứ vào mùa cho khai thác từ tháng 12 đến tháng 5, gia đình ông luôn có khách đặt mua nhung hươu từ trước và đến tận nhà để nhận sản phẩm. Giá nhung hươu do gia đình ông thu hoạch hiện cũng từ 2,0-2,2 triệu đồng/100gram.

Sau khi hạch toán chi phí, ông Luân thấy đây là nghề nuôi cho hiệu quả kinh tế. Hươu chỉ ăn thức ăn thô xanh có nguồn cung cấp dồì dào,dễ trồng ở tỉnh nhà, ít ăn thức ăn tinh; nên đã vận động các anh em trong gia đình mình nhân rộng mô hình này.

Thực tế cho thấy, phong trào gây nuôi ĐVHD phát triển thiếu định hướng, chưa có sự kiểm soát đã dẫn đến cung vượt quá cầu. Nhiều hộ chăn nuôi rắn, nhím... chạy theo “phong trào” nên đã lâm vào tình cảnh làm ăn thua lỗ.

Kinh nghiệm của nhiều chủ hộ có trại nuôi ĐVHD cho thấy: Trước khi tính đến phát triển trại nuôi, hộ gây nuôi cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, đảm bảo nền tảng về vốn, giống, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm để tránh rủi ro, thiệt hại. Quan trọng nhất là phát triển nghề có định hướng, chọn lọc để việc gây nuôi duy trì hiệu quả kinh tế cao, bền vững.


Có thể bạn quan tâm

"Tín Hiệu" Phát Triển Bò Sữa Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.

17/11/2014
Thiếu Nguồn Trứng Chim Cút Xuất Khẩu Sang Nhật Thiếu Nguồn Trứng Chim Cút Xuất Khẩu Sang Nhật

Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.

17/11/2014
Hội Thảo Liên Kết Sản Xuất Và Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm Hội Thảo Liên Kết Sản Xuất Và Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm

Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.

17/11/2014
Tìm Cách Khử Trùng An Toàn Cho Đất Nông Nghiệp Tìm Cách Khử Trùng An Toàn Cho Đất Nông Nghiệp

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.

17/11/2014
Công Bố Giá Thu Mua Mía Nguyên Liệu Công Bố Giá Thu Mua Mía Nguyên Liệu

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.

17/11/2014