Mở Rộng Kênh Phân Phối Gà Đồi Yên Thế

Theo thống kê của UBND huyện Yên Thế, tổng đàn gà trên địa bàn hiện đạt 3,9 triệu con với khoảng 12 nghìn hộ chăn nuôi. 11 tháng qua, Yên Thế đã cung cấp hơn 7,6 triệu con gà (tương đương 13 nghìn tấn thịt) ra thị trường Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định...
Tuy nhiên, giá gà không ổn định, có lúc 75 nghìn đồng/kg nhưng có thời điểm chỉ còn 40 nghìn đồng/kg khiến nhiều gia đình không dám tái đàn. Phần lớn gà lông được tiêu thụ ở chợ truyền thống, còn gà chế biến bán tại trung tâm thương mại, siêu thị chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Thực tế này đặt ra vấn đề cần phải khai thác các kênh phân phối, cải tiến, đa dạng sản phẩm đã qua chế biến làm tiền đề cho đầu ra thuận lợi.
Bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty cổ phần Giang Sơn (Yên Thế) cho biết, sản phẩm gà chế biến khó tiêu thụ một phần là do tâm lý, thói quen của người tiêu dùng. Ngay tại cửa hàng của Công ty ở TP Hà Nội, dù giá không chênh lệch nhiều nhưng khách hàng thường chọn mua gà lông mà ít khi mua gà đã qua chế biến. Song đại diện một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn lại cho rằng sản phẩm gà đồi Yên Thế khó tiêu thụ còn do có những hạn chế nhất định.
Ví như khi vào siêu thị, người tiêu dùng chỉ cần mua một phần của con gà như: Cánh, đùi hay lườn, nhưng đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế thì phải mua cả con. Để gà đồi Yên Thế tiêu thụ mạnh tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn thì doanh nghiệp cần linh hoạt hơn trong chế biến, có thể chia nhỏ từng phần con gà bán riêng. Bên cạnh đó, chất lượng gà thịt cũng cần được nâng cao hơn.
Theo nhận định của ông Trương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Thương mại Hà Nội thì hệ thống khách sạn 4 sao, 5 sao hay các resort ở Hà Nội và một số tỉnh khu vực phía Bắc là thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp chế biến gà đồi Yên Thế. Tổng Công ty sẵn sàng đứng ra làm cầu nối giúp doanh nghiệp chế biến gà đồi Yên Thế tiếp cận các đơn vị này.
Để nâng cao chất lượng gà thương phẩm, huyện Yên Thế đã triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng VietGAP giai đoạn 2013-2015. Mới đây, Công ty cổ phần Giang Sơn đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) trao giấy chứng nhận VietGAP. 80 hộ chăn nuôi (tại xã Đồng Tâm) của Công ty có sản lượng 480 nghìn con/năm (khoảng 1.000 tấn) được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây là tiền đề thuận lợi cho sản phẩm gà đồi Yên Thế xâm nhập các thị trường “khó tính”.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134993/mo-rong-kenh--phan-phoi--ga-doi-yen-the.html
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nuôi tôm càng xanh trên địa bàn huyện Châu Phú (An Giang) đang có xu hướng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng chủ yếu do nông dân không chủ động được đầu ra.

Anh Phan Việt (45 tuổi), trú ở thôn Hiền An 1 (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vừa giới thiệu những lồng cá vẩu đang nuôi trên đầm vừa cho chúng tôi biết, người dân nơi đây bắt đầu nuôi cá vẩu vào năm 2009 từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẫn con giống cá vẩu.

Hơn 3 tháng nay, các ao nuôi cá của Trung tâm Giống thủy sản đứng chân trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) đã bị khô kiệt vì nguồn nước chính dẫn từ đập dâng Thanh Bình không còn. Nhiều ao đến nay không còn đủ nước để cá sinh sống buộc phải chuyển qua nơi khác, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng đàn cá bố mẹ.

Năm 2015 được nhận định là thời điểm hội nhập sâu của nền kinh tế Việt Nam, nhất là giai đoạn cuối nước ta đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Nghề nuôi dê có mặt ở hầu hết các huyện, thị của Tiền Giang, trong đóđối với huyện ven biển huyện Gò Công Đông thì nuôi dê là nghề truyền thống và hiện nay đang phát triển, với tổng đàn là 18.829 (năm 2014), chiếm tỷ lệkhoảng 40% so với tổng đàn dê của tỉnh (47.000 con).